(GLO)- Những năm qua, Hội Cựu chiến binh xã Ia Pia (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã triển khai hiệu quả phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”.
Ông Tống Văn Đắc-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Pia-cho biết: Hội Cựu chiến binh xã hiện có 141 hội viên, sinh hoạt ở 7 chi hội, trong đó có 21 đảng viên. Đây là điều kiện thuận lợi để Hội Cựu chiến binh xã triển khai các phong trào, hoạt động công tác Hội, đặc biệt là phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”.
Trong năm 2021, Hội Cựu chiến binh xã Ia Pia thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tín chấp cho 6 hội viên được vay vốn ưu đãi với số tiền 300 triệu đồng để mua sắm tư liệu sản xuất, đầu tư máy móc, mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi. Hội đã thành lập Câu lạc bộ “Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi” để các thành viên trao đổi kinh nghiệm, hình thành các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên.
Bên cạnh đó, các cấp hội còn xây dựng được 4 mô hình kinh tế, tiêu biểu như: trồng cây ăn quả, chăn nuôi hươu nai lấy nhung, chăn nuôi bò, dê… Qua đó, đã hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, giúp những hội viên khó khăn, hội viên dân tộc thiểu số về con giống, kỹ thuật, tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo.
Mô hình trồng cây ăn quả của cựu chiến binh Đỗ Tấn Tài (làng Lú) mỗi năm lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Ông Tài cho biết: Với 250 cây sầu riêng, 500 cây bơ và 5 ha cà phê, sau khi trừ các chi phí, mỗi năm gia đình thu về gần 400 triệu đồng.
Ông Tống Văn Đắc-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Pia-cho biết, các hội viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, góp phần phát triển gia đình.
Mô hình chăn nuôi 40 con hươu, nai của cựu chiến binh Nguyễn Văn Thuận (làng Xom Pôt) cho thu nhập bình quân mỗi năm hơn 300 triệu đồng.
Hội viên cựu chiến binh xã Ia Pia ứng dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp.
Đàn dê 70 con cho thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm của cựu chiến binh Đào Văn Du (thôn Tân Lập).
Sản phẩm nhung hươu của cựu chiến binh xã Ia Pia đăng ký sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.
Giữa nhịp sống tất bật của thành phố hơn 300 năm tuổi, có những con đường đã lưu giữ ký ức về những con người, những sự kiện từng góp phần làm nên lịch sử đất nước.
GS Trần Văn Thọ là người viết nhiều, ông xuất bản nhiều sách và là tác giả của nhiều bài báo, riêng với tiếng Việt, ông công bố hàng trăm tác phẩm báo chí.
Đi qua những bản làng vùng biên dịp này thi thoảng sẽ thấy những mái nhà mới mọc lên vững chãi. Ở đó có hình bóng của những người lính biên phòng vẫn ngày ngày miệt mài góp công sức, tiền bạc và cả tâm huyết để dựng xây từng mái ấm như thế.
Đầu năm 2025, gần 47 năm sau sự kiện trôi dạt trên vùng biển Trường Sa, những cán bộ chiến sĩ trên chiếc xuồng nhôm của đảo Phan Vinh đã tụ hội tại nhà riêng của đảo trưởng Vũ Văn Hà. Họ ôn kỷ niệm xưa và kể về cuộc sống hôm nay.
Dù đường dốc cheo leo, ngút ngàn mây núi nhưng nhờ huy động đủ các thành phần một cách sáng tạo nên việc xây dựng nhà ở xã vùng khó nhất vẫn “chạy” trơn tru.
Tuy chỉ mới "bén duyên" ở vùng đất Tây Nguyên hơn chục năm nay nhưng vải thiều đã mang lại thu nhập cao cho nông dân ở xã Ea Sah (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk).
Xoá nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trong năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 13/4/2024 đến nay đã tròn một năm. Những câu chuyện về xoá nhà tạm ở địa phương, đặc biệt là vùng cao mà Tiền Phong ghi nhận cho thấy thực tiễn sinh động và ý nghĩa to lớn của quyết tâm này…
Cựu chiến binh Nguyễn Quang Hợi năm nay 66 tuổi, trẻ nhất trong 7 người trôi dạt trên biển Trường Sa, nhưng là chiến sĩ đầu tiên đổ bộ lên đóng giữ đảo Phan Vinh.
Đầu tháng 11.1978, toàn Quân chủng Hải quân xôn xao trước thông tin: '7 cán bộ chiến sĩ đảo Phan Vinh (Trường Sa) bị sóng cuốn ra biển, không đồ ăn nước uống nhưng đã chống chọi, giành giữ sự sống sau 8 ngày 7 đêm và được cứu vớt an toàn'.
15 năm qua, lớp học miễn phí dạy ngoại ngữ nơi chùa Lá (Q.Gò Vấp, TP.HCM) vẫn giữ trọn một niềm tin rằng, nếu biết thêm một ngoại ngữ, có thể sống thêm một cuộc đời.
Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.
Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.
(GLO)- Đi qua 75 mùa rẫy, với ông Nay Ka (buôn Phu Ma Nher 2, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài khan luôn thân thuộc như hơi thở cuộc sống.
Trường Sa không chỉ là tuyến đầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là biểu tượng sống động cho sức sống, niềm tin và ý chí vươn lên mãnh liệt của con người giữa trùng khơi.
Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Trong chiến dịch Mậu Thân, có một đơn vị bộ đội đã được lực lượng biệt động thành đưa sâu vào trung tâm thành phố Sài Gòn và ăn trọn một cái Tết với người dân giữa bốn bề quân địch bao vây. Đó là một ký ức độc đáo không bao giờ quên.
(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.
Thứ ba và bảy hằng tuần, từ sáng sớm rất nhiều người đã có mặt tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Hiền Huệ (trong khuôn viên Thánh tòa vô vi Huỳnh Quang Sắc, Q.8, TP.HCM) để xếp hàng chờ khám bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu