COVID-19 gia tăng nhanh, biến thể phụ XBB.1.9.1 xuất hiện tại Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kết quả giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại Hà Nội phát hiện có sự lưu hành của biến thể phụ XBB.1.9.1 của Omicron

Theo thông tin tại hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch bệnh do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 17-4, từ ngày 1-4 đến nay, số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn Hà Nội tăng dần. Từ ngày 12 đến 16-4, trung bình mỗi ngày Hà Nội ghi nhận 96 ca, cao điểm ngày 16-4 có 99 ca mắc. Trong khi 3 tháng đầu năm, số ca nhiễm mới mỗi ngày chỉ từ 2-5 ca.

Liên quan đến việc giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm virus SARS-CoV-2, đến nay kết quả của 2 mẫu bệnh phẩm mắc COVID-19 lấy tại quận Nam Từ Liêm được xác định thuộc chủng XBB.1.9.1, với đặc điểm lan truyền nhanh và diễn biến lâm sàng nhẹ. Đây là chủng ghi nhận ở nhiều nước như Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Singapore, Philippines.

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở y tế

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở y tế

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng cho biết tuần qua đã gửi 10 mẫu tại 6 quận, huyện, thị xã tới Bệnh viện Bạch Mai thực hiện giải trình tự gene tìm biến thể mới virus SARS-CoV-2.

Số ca mắc COVID-19 tăng kéo theo nhu cầu chăm sóc y tế cũng tăng cao. Trung bình mỗi ngày có 30-50 ca vào viện, chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh lý nền. Tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 có nhu cầu chăm sóc chiếm 2-6%.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đến ngày 16-4, TP còn 566 ca COVID-19 đang điều trị. Hơn một nửa trong số này là người không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, điều trị tại nhà (53%). Với các trường hợp còn lại đa số có triệu chứng thường gặp (42% tổng số mắc); 27 trường hợp (tương đương 5%) mức độ nặng phải thở ôxy hỗ trợ qua kính, mặt nạ. Ngoài ra, có 2 bệnh nhân nặng phải thở máy đã chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.

Hà Nội hiện còn hơn 4.600 liều vắc-xin COVID-19, trong đó có 870 liều AstraZeneca. Dự kiến, ngày 18-4, TP sẽ cấp 10.000 liều vắc-xin AstraZeneca cho các quận, huyện, thị xã, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho người dân.

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tăng mỗi ngày, Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Bộ Y tế cũng quy định các trường hợp bắt buộc phải sử dụng khẩu trang gồm: Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19; tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4.

Ngoài ra, việc bắt buộc đeo khẩu trang được quy định tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.