Công bố bộ sách “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Bộ sách được chia làm 28 phần bao gồm các lĩnh vực: chính trị, địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội..., từ thời 8 triều vua Lý (215 năm từ năm 1010 - 1225) đến Nhà nước Việt Nam có Đảng lãnh đạo (65 năm - từ 1945 đến 2010).

Chiều 27-5, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin tổ chức công bố bộ sách “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long”.
Bộ sách “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long” dày hơn 10.000 trang, chia thành 4 tập, nặng gần 25kg, có trên 5.000 bức ảnh, bản đồ, tranh vẽ (màu, đen trắng) minh họa. Bộ sách được chia làm 28 phần bao gồm các lĩnh vực: chính trị, địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội..., từ thời 8 triều vua Lý (215 năm từ năm 1010 - 1225) đến Nhà nước Việt Nam có Đảng lãnh đạo (65 năm - từ 1945 đến 2010).
Giáo sư Vũ Khiêu, Chủ tịch Hội đồng biên soạn Bộ sách cho biết: “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long” một phần nào phác họa được bức tranh toàn cảnh về văn hiến Thăng Long và trở thành một bộ sách có tính bách khoa để giúp độc giả tra cứu và thu nhận những kiến thức tối thiểu trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của Thủ đô ngày xưa và hôm nay. Đây là một món quà rất ý nghĩa để chào mừng Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội khi chỉ còn đúng 500 ngày nữa sự kiện này sẽ diễn ra.
Trân trọng và cảm kích trước công đức, tấm lòng của Hội đồng biên soạn cũng như 1.200 nhà khoa học làm nên tác phẩm đồ sộ này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định: Bộ “Tổng tập Nghìn năm văn hiến” là một công trình văn hóa vô giá chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. “Đây là kho tàng tri thức cho hôm nay và hậu thế mai sau”, ông Nghị đánh giá.
Ông Nguyễn Hoàng Điệp, Trưởng ban Thư ký Hội đồng biên soạn bộ sách cho biết, để bảo đảm tính chính xác, khoa học về các địa danh, di tích lịch sử, di sản văn hóa, quê hương, gia phả dòng họ, mộ chí của các danh nhân Thăng Long - Hà Nội, Ban Thư ký, Ban Biên tập cùng một số tác giả, cộng tác viên đã tổ chức gần 200 chuyến đi điền dã, khảo sát hàng nghìn địa điểm, địa danh để kiểm tra số liệu trong các phần đã viết về di tích lịch sử, di sản văn hóa. Tổng số quãng đường đã đi điền dã, kiểm soát ấy cộng lại lên tới gần 30.000km.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.