Công bằng đào tạo đại học là chất lượng, không phải học phí cao thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mức học phí bao nhiêu là cao, đây là câu hỏi không dễ trả lời.
Tự chủ đại học, không còn hỗ trợ từ nhà nước, bắt buộc các trường phải tính toán lại các khoản chi, phải tính đúng, tính đủ để đưa ra mức học phí phù hợp. Nếu nhà trường không có bài toán tài chính rõ ràng, thì sẽ rơi vào tình trạng thu không đủ bù chi, hoặc thu quá cao so với mặt bằng của xã hội.
Ở đây, còn có quy luật của thị trường can thiệp, chất lượng cao thì học phí cao, và học phí cao thì chất lượng phải cao. Những nước có nền giáo dục đại học phát triển, có nhiều trường đại học thu học phí rất cao, nhưng vẫn thu hút được sinh viên trên khắp thế giới, vì họ đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng.
Dư luận đang bàn tán về mức học phí khá cao mà Trường Đại học Y Dược TPHCM công bố, 70 triệu đồng cho mỗi năm học. Không phải chỉ một trường tăng học phí, mà tất cả những trường tự chủ đại học đều phải tăng, đơn giản là vì không còn sự hỗ trợ của nhà nước.
Đại học Việt Nam rồi cũng theo quy luật đó, tự chủ đại học, tự đưa ra mức học phí và thị trường sẽ quyết định sự tồn tại của nó.
Một trường đại học có mức học phí cao so với trường khác cùng ngành, nhưng đào tạo tốt, giáo sư giỏi, sinh viên ra trường “có giá”, dễ tìm được việc làm, thì hoàn toàn xứng đáng. Ngược lại, nếu thu học phí thấp hơn, nhưng đào tạo chất lượng kém, bị xã hội từ chối, thì cho dù học phí thấp cũng là cao.
Sự công bằng trong đào tạo đại học không phải là con số học phí, mà chất lượng đầu ra. Tuy nhiên, các trường đại học cũng không đặt mục đích lợi nhuận lên trên mục đích đào tạo nhân tài cho đất nước, khi đó mới có một nền giáo dục đại học lành mạnh.
Có nhiều ý kiến cho rằng, học phí cao thì con nhà nghèo không theo học được, ví dụ như đối với Trường Đại học Y Dược TPHCM, gần nửa tỉ đồng cho 6 năm học là quá xa xỉ với người nghèo. Đây là mối quan tâm đúng đắn, cần có giải pháp hiệu quả.
Có nhiều cách để hỗ trợ cho người nghèo, trước hết là học bổng của nhà trường cho sinh viên học giỏi, hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Hãy cứ học giỏi, bạn sẽ có học bổng. Các trường đại học danh tiếng của các nước đều có cách khuyến khích này.
Hai là học bổng của các tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều trường đại học có uy tín, vận động được các nguồn học bổng từ các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho sinh viên học giỏi.
Cuối cùng là nhà nước hỗ trợ cho sinh viên vay “vốn” đầu tư cho việc học.
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.