“Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mẹ là đề tài muôn thuở mà nhiều nhà thơ, nhạc sĩ luôn khai thác với niềm cảm hứng vô tận. Ở góc độ nào, chi tiết nào, người mẹ vẫn lấp lánh ánh hào quang trong con mắt của những người con hiếu thảo.

Việt Nam ngàn đời qua là một đất nước nông nghiệp, người nông dân quanh năm vất vả “một nắng hai sương” để mưu sinh. Hình ảnh cánh cò lặn lội, chịu thương, chịu khó trên cánh đồng, tảo tần lo cho tổ ấm gia đình đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

Một nhà thơ đã lột tả nỗi gian truân, sự hy sinh thầm lặng của người mẹ nông thôn xứ Việt khá điển hình: “Đi như chạy suốt một đời/Miếng cơm manh áo làm người già mau/Thảnh thơi nhai một miếng trầu/Là khi đêm đã chìm sâu bốn bề/Con tằm đã kín tơ che/Mẹ tôi áo vẫn sổ lề vá vai/Tháng năm đêm ngắn ngày dài/Mẹ về bông lúa củ khoai lấm bùn/Giêng hai gió bấc mưa phùn/Cánh đồng màu nước run run thân cò”.

Ca khúc “Mẹ tôi” của nhạc sĩ Trần Tiến có những ca từ nói lên cung bậc cảm xúc lớn lao, chân thật về mẹ: “Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình/Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ”. Dù bao nhiêu tuổi thì khi nghĩ về mẹ, con vẫn luôn mang trong mình cảm xúc của những đứa trẻ: “Mẹ ơi! Con đã già rồi… Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con”.

Những năm bao cấp, tôi tháp tùng nhà thơ Trúc Thông-Biên tập viên chương trình văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam đi thực tế ở Đak Tô (nay thuộc tỉnh Kon Tum). Chiều hôm ấy, chúng tôi lội ngược dòng Đak Psi lên phía đầu nguồn. Đêm ấy, trời có trăng, chúng tôi đốt lửa phía bìa làng của người Xê Đăng bên cạnh con suối lớn có nhiều lau sậy, vừa uống rượu cần, ăn cơm lam, gà nướng đàm đạo thơ văn.

Trong không gian trầm lắng, men rượu của núi rừng dường như đã ngấm, nhà thơ Trúc Thông thổn thức đọc bài thơ “Bờ sông vẫn gió” mới sáng tác làm mọi người xúc động: “Lá ngô lay ở bờ sông/Bờ sông vẫn gió/Người không thấy về/Xin người hãy trở về quê/Một lần cuối… một lần về cuối thôi/Về thương lại bến sông trôi/Về buồn lại đã một thời tóc xanh/Lệ xin giọt cuối để dành/Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha/Cây cau cũ, giại hiên nhà/Còn nghe gió thổi sông xa một lần/Con xin ngắn lại đường gần/Một lần… rồi mẹ hãy dần dần đi”.

Nhà thơ Trúc Thông kể: Năm đó, trong một lần về quê thăm người mẹ đã già yếu, ông linh cảm thấy điều bất ổn. Và năm sau đó, mẹ ông qua đời. Ông viết bài thơ trong tâm trạng khóc mẹ với cảm xúc dâng trào và câu chữ cứ thế hiện lên một cách chân phương nhưng đắc ý. Bài thơ “Bờ sông vẫn gió” được công chúng đánh giá cao trong sự nghiệp văn chương của nhà thơ Trúc Thông và là một trong những bài thơ hay viết về mẹ của làng thơ Việt.

Nhiều người cho rằng, viết về mẹ vừa dễ vừa rất khó. Dễ là vì ai cũng có mẹ và ai cũng yêu mẹ. Mẹ là thực thể hiện hữu, gần gũi bên mình. Nhưng quả thật khó để viết hay về mẹ, chọn góc nhìn độc đáo về mẹ thì không phải ai cũng làm được.

Trong ca khúc “Cõng mẹ đi chơi” của nhạc sĩ Trần Quế Sơn, anh có góc nhìn khác Trần Tiến, nhưng tình yêu với mẹ thì vẫn đầy đặn, chân thật. Cái độc đáo ở đây là tác giả lấy hình ảnh “dìu mẹ đi chơi”, “cõng mẹ đi chơi” để thể hiện tình yêu với mẹ.

Nhưng khi mẹ “đi qua trần thế, con cõng mẹ về, con cõng mẹ về thiên thai” thì lòng đau như cắt... Và thực tế, nỗi đau mất mẹ là nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời: “Hôm nay cõng mẹ đi chơi, một mai ngồi khóc bên trời/Hôm nay cõng mẹ đi chơi, một mai mẹ bỏ con rồi, mẹ đành rời xa, rời xa con rồi/Cuộc đời là trò chơi, trò chơi lên trời…”.

Mới đây, tác giả Vĩnh Tuy, tên thật là Nguyễn Văn Hạt (quê ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) trong bài thơ “Mẹ tập đi” đã chọn lối viết mới về mẹ. Ngày xưa, mẹ sinh con rồi tập cho con từng bước đi chập chững và lớn khôn nên người.

Giờ đây, “Khi con đứng thẳng, dáng mẹ hình câu liêm!”, để rồi “Đứng cho vững, gắng lên nào!/Liêu xiêu dáng mẹ vin vào vai con”. Một hình ảnh đáng thương và đầy xót xa! “Ngày nào vượt dốc, đường trơn/Lặng thầm gánh dãy Trường Sơn xuống đồng” nhưng giờ “Tập đi cho mẹ/một… hai!/Vòng quanh thế giới, chỉ vài bước chân!”…

Từng câu từng chữ mang cả sức nặng công ơn trời biển, cứa vào lòng những đứa con phải chứng kiến sự thật rằng mẹ đang già yếu từng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null