Cối đá ngày mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mưa đầu mùa. Những cơn gió quăng quật cây cối trước nhà. Chợt nhớ, ngày còn nhỏ, hễ thấy mưa là đám con nít chúng tôi chạy lăng quăng reo hò, dường như không có cách nào để ngăn chúng lao ra ngoài tắm. Chả cần lên tiếng la mắng chi cho mất công, mẹ lúi húi mở cối xay bên hè. Thấy vậy, lũ nhỏ liền lấp xấp chạy ào tới, mỗi đứa một việc, đứa xách nước, đứa kiếm giẻ cho mẹ lau rửa cối. 
Chiếc cối đá xanh được mẹ vần ra, các anh chị phụ mẹ cọ rửa sạch sẽ. Cối nặng trịch, phải tháo từng phần ra mới lau rửa kỹ lưỡng được. Xong xuôi, chị Hai lật đật chạy vào bếp tìm chậu gạo mẹ đã ngâm sẵn để bưng ra, còn anh Ba chạy ra giếng lấy một cái chén cho mẹ làm gáo múc bột. Mẹ cứ thế thong thả xay bột, tiếng ù ù của cối đều đặn vang lên trong tiếng mưa rào rào. Thứ bột sữa gạo trắng tinh ứa ra, chảy xuống cái chậu nhỏ được kê bên dưới. Trông thì nhẹ nhàng vậy, chứ tụi nhỏ chúng tôi phải 2 đứa hè nhau mới xay nổi. Nhìn mẹ làm, đứa nào cũng mê mẩn như đang xem xi nê vậy, mặc ngoài kia cơn mưa đã bắt đầu trĩu hạt mời gọi tụi nhỏ ra tắm mưa. Bếp lửa hồng đã nhóm sẵn chờ làm các món bánh xèo, bánh bèo, bánh cuốn... Nếu làm bánh cuốn thì lũ nhỏ liền đi giã mắm nêm hoặc xì dầu, nếu mẹ bắc xửng để hấp bánh bèo thì lo đi rang đậu phộng, làm nước mắm đợi sẵn. Còn nếu thấy mẹ bắc chảo lên bếp thì chắc chắn làm món bánh xèo rồi, vậy là chúng tôi liền đội mưa chạy đi kiếm rau sống ăn kèm.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Mẹ thường bảo, các món bánh này phải ăn lúc trời mưa mới ngon. Thế nên đám con nít lóc chóc luôn chờ đợi mưa về để vừa có thể ngắm mưa, vừa được quây tròn trong căn bếp nhỏ chờ bánh ra là ăn ngay cho nóng. Cái cảm giác được nếm miếng bánh còn nóng rẫy, vương chút khói mỏng và lừng thơm mùi gạo giữa cái lành lạnh của cơn mưa đầu mùa luôn khiến chúng tôi vô cùng phấn chấn. Những nhà hàng xóm cũng sang nhờ xay bột về làm bánh. Vậy nên khoảng sân có chiếc cối luôn đong đầy niềm vui mặc cho mưa chẳng ngừng rơi.
Rồi chị Hai dần thay mẹ “quản lý” cái cối đá. Tiếng ù ù xay gạo đều đặn vẫn vang lên mỗi khi mùa mưa tới. Thêm nhiều mùa mưa nữa, đám trẻ dần lớn lên. Ngày chị Hai theo chồng, chiếc cối đá nằm im lìm trong góc nhà, chả biết buồn hay vui nữa mà im tiếng từ dạo đó.
Nơi bờ thềm, chiếc cối đá nằm lặng lẽ và dần rơi vào quên lãng. Gạo rồi cũng chả ai xay vì lỉnh kỉnh, bánh thì lâu dần cũng ít người làm vì mất công. Bây giờ chỉ cần ra quán là có sẵn hết. Chỉ có mưa về mang theo những cơn giông đầu mùa ngơ ngác đến hỏi han chiếc cối đá nằm lăn lóc ở góc sân kia: Đâu rồi những đứa trẻ của ngày hôm qua bên mẹt bánh thơm ngon của mẹ?
 KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...