Có những mùa trăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần đến Trung thu, bạn gửi tôi hai tấm hình. Một tấm ánh trăng còn ẩn hiện trong áng mây và một tấm ánh trăng đã kiêu hãnh tỏa sáng trong trời đêm vằng vặc.

 
Trẻ thơ vui trung thu với những ánh đèn muôn sắc màu. Ảnh: Hoa Nữ
Trẻ thơ vui trung thu với những ánh đèn muôn sắc màu. Ảnh: Hoa Nữ
Ừ nhỉ, trăng Trung thu đó mà! Bất giác lòng tôi rộn ràng một niềm vui, một niềm vui hiếm hoi của những ngày gần đầy âu lo lẫn phiền muộn. Chợt nghĩ về những mùa trăng đi qua trong đời, có những ánh trăng bé thơ hồn nhiên chân sáo, có những ánh trăng thiếu nữ dạt dào, có những mùa trăng xa vắng nhớ nhung... Đêm trăng thơm mùi rạ, đêm trăng Cầu Ngói, đêm trăng cổ tự, đêm trăng vườn khuya... Mỗi mùa trăng hằn in một kỷ niệm, nhưng đều chan chứa một mạch nguồn từ tâm, an nhiên đến lạ kỳ!
Và mùa Trung thu năm nay, khi khắp nơi vẫn đang tràn ngập âu lo trước cơn đại dịch, nỗi đau bao phủ khắp hành tinh và bầu trời Việt Nam có những mảng màu mây xám khi các tỉnh thành lần lượt bùng phát dịch Covid-19 thì không khí của những ngày gần Trung Thu không còn nhộn nhịp như những mùa Trung thu xưa nữa.
Những con phố vốn nổi tiếng ở Huế chuyên bán đầu lân vào mỗi độ Trung thu như Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Phan Đăng Lưu... những năm trước bắt đầu từ tháng bảy âm lịch đã rộn ràng bày bán đầu lân, lồng đèn nhưng năm nay chỉ lác đác một vài hàng bán với số lượng ít ỏi. Dường như do giãn cách xã hội, hạn chế tập trung đông người và quan trọng là giữa thời buổi khó khăn này, dường như người ta không còn hứng thú với những hình thức giải trí. Điều thiết yếu nhất lúc này là làm sao xoay sở miếng ăn cho gia đình khi nền kinh tế đang chững lại do dịch Covid-19.
Những quầy bánh Trung thu mọi năm bày bán từ trước đó cả một tháng nhưng năm nay cũng đìu hiu. Nhiều đại lý không dám trữ hàng nhiều vì sợ không ai mua. Chỉ còn vài, ba ngày nữa là đêm rằm Trung thu mà người mua vẫn thưa thớt. Hôm trước có dịp đi ngang quầy bánh trung thu Kinh Đô ngay góc đường Hà Nội, tôi ghé vào mua hai chiếc bánh dẻo và hai chiếc bánh nướng. Khi tôi hỏi thăm tình hình buôn bán thế nào, cô bán hàng lắc đầu buồn bã: "Năm nay dịch bệnh nên bánh ế lắm chị ơi!". Bất chợt tôi thèm nghe tiếng trống lân đến nao lòng.
Mọi năm lúc chưa có cơn đại dịch nghiệt ngã này, khắp hang cùng ngõ hẻm đã có tiếng trống lân vang dồn. Những đoàn lân đã tập dượt từ trước đó nên không đợi gì ban đêm mà ban ngày cũng đã nghe tiếng trống lân thì thùng. Những em bé nép mình níu áo mẹ nửa ngần ngại, nửa thích thú ngắm nhìn ông địa bụng bự, miệng cười ngoác mang tai, tay phe phẩy quạt và nũng nịu xin tiền. Tôi và các bạn náo nức soạn kịch bản và lên kế hoạch tổ chức đêm hội trăng rằm cho các em. Những ánh mắt trẻ thơ hồn nhiên trong veo nhìn chúng tôi trong niềm háo hức, đợi chờ, những chiếc đèn ông sao nhấp nháy trong tiếng nhạc vang lừng rộn rã: "Tết Trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường..."
Cùng chung sống dưới một bầu trời, mà sao có nơi ánh trăng yên bình, có nơi ánh trăng bị mây đen che lấp. Bất chợt có tiếng trống lân rộn ràng vang lên, thì ra em bé nhà bên tự chơi trò đánh trống lân một mình. Cơn đại dịch quái ác đã tước mất niềm vui thơ trẻ của em cùng các bạn trong đêm rằm Trung thu. Cơn đại dịch cũng làm tôi lỡ hẹn đóng vai chị Hằng Nga vui hội đêm rằm như mọi năm với các em. Chắc các em buồn và nhớ chị Hằng lắm!
Các em nhỏ thân yêu, rồi tất cả sẽ qua, ánh trăng ẩn hiện trong áng mây kia rồi sẽ tỏa rạng chiếu rọi một màu trăng yên bình. Chúng ta vẫn sẽ có nhiều mùa trăng nữa được vui hội đêm rằm Trung thu rước đèn phá cỗ. Hãy tin như vậy, các em nhé!
Theo Trang Thùy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.