Cơ hội lớn cho những cây bút trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 120 đại biểu tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X diễn ra từ ngày 17 đến 19-12-2021, Gia Lai có 5 nữ tác giả vinh dự được mời gồm: Trương Thị Chung, Nguyễn Lữ Thu Hồng, Tạ Ngọc Điệp, Ksor H'Yuên và Lê Thị Kim Sơn. Đối với họ, sự kiện này không chỉ là một cuộc giao lưu, hội ngộ đầy thú vị mà còn là cơ hội lớn để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trên con đường trở thành nhà văn chuyên nghiệp.

Được tổ chức 5 năm/lần, hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc là một sự động viên, ghi nhận đối với những gương mặt trẻ đam mê văn chương và bước đầu đặt được dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hội nghị cũng là nơi để trao đổi những vấn đề mà người viết trẻ quan tâm, vạch ra phương hướng phát triển phong trào văn học trẻ trong thời gian tới.

Những cây viết giàu tiềm năng

Gia Lai là vùng đất có không ít tên tuổi đã thành danh trên văn đàn cả nước như: Văn Công Hùng, Phạm Đức Long, Hương Đình, Thu Loan… Kế cận họ là lớp nhà văn, nhà thơ Hoàng Thanh Hương, Ngô Thị Thanh Vân, miên di, Đào An Duyên… Gần đây là sự xuất hiện của một thế hệ nối tiếp, chính là những tác giả sẽ góp mặt tại Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X.

Đầu tiên phải nhắc đến Trương Thị Chung với sự nhẹ nhàng, kín đáo trong cách viết. Chung đến với văn chương khá lặng lẽ. Năm 2016, cô ra mắt tập truyện ngắn đầu tay “Pơ lang sẽ phủ cành” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn). Cũng trong năm này, tập truyện ngắn trên đã đạt giải khuyến khích của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Đến năm 2020, cô ra mắt thêm tập truyện “Hạnh phúc dịu dàng” (Nhà xuất bản Hồng Đức).

Tác giả Nguyễn Lữ Thu Hồng. Ảnh: Lê Vi Thủy
Tác giả Nguyễn Lữ Thu Hồng. Ảnh: Lê Vi Thủy

Tiếp đến là Nguyễn Lữ Thu Hồng (bút danh Lữ Hồng)-một cây viết đầy nghị lực, mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho nhiều người qua các tác phẩm đã xuất bản: “Một mai thức dậy”, “Đợi sương mù giữa phố”. Lữ Hồng còn khẳng định mình qua một số giải thưởng như: giải khuyến khích cuộc thi “Thơ lục bát Áo Trắng” năm 2019 của Nhà xuất bản Trẻ, giải khuyến khích cuộc thi viết “Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh” của Báo Quân đội nhân dân.

Trong khi đó, tác giả Tạ Ngọc Điệp đam mê sáng tác với nhiều thể loại như: truyện ngắn, tản văn… Cô còn liên tiếp nhận được các giải thưởng: giải ba cuộc thi viết “Quê hương tôi” và giải khuyến khích cuộc thi viết về “Phở” (Báo Tuổi Trẻ tổ chức); giải khuyến khích cuộc thi viết “Tôi chọn nghề” (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức).

 

Tác giả Ksor H'Yuên. Ảnh: Lê Vi Thủy
Tác giả Ksor H'Yuên. Ảnh: Lê Vi Thủy

Tác giả người Jrai đầu tiên của Gia Lai được mời tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc là Ksor H'Yuên. Cô cho hay đây là sự tự hào không chỉ riêng cho bản thân mà cho tất cả những người con Jrai có ước mơ với văn chương, muốn đưa văn hóa của dân tộc mình bay cao hơn, xa hơn. Biết tin mình có mặt trong danh sách 120 người tham dự hội nghị, Ksor H'Yuên không giấu nổi sự xúc động: “Bản thân tôi là người mới chỉ tập tành viết nên có rất ít tác phẩm để giới thiệu, chia sẻ đến độc giả. Vì vậy, lời mời tham gia hội nghị là một sự ưu ái đặc biệt của Ban tổ chức dành cho tôi, một cây bút Jrai với niềm say mê con chữ”.

 

Tác giả Lê Kim Sơn. Ảnh: Lê Vi Thủy
Tác giả Lê Kim Sơn. Ảnh: Lê Vi Thủy

Lần thứ hai có tên trong danh sách mời tham gia Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc nhưng Lê Thị Kim Sơn-tác giả của các tập sách “Hoa nắng Tây Nguyên”, “Hẹn yêu” không thích ồn ào phô diễn. Với cô, mỗi tác phẩm như một lời giãi bày, tâm sự. Cô đánh dấu con đường viết văn của mình bằng sự công nhận của những tờ báo, tạp chí uy tín về mặt nghệ thuật: Năm 2012, truyện ngắn “Những nụ cười bị đánh cắp” được bình chọn top 10 truyện ngắn hay của Báo Văn Nghệ Trẻ; truyện ngắn “Giấc mơ lơ lửng” được bình chọn Truyện ngắn hay nhất năm 2020 của Tạp chí Sông Hương.



Hành trang bước vào con đường viết văn chuyên nghiệp
 

Tác giả Trương Thị Chung.Ảnh: Lê Vi Thủy
Tác giả Trương Thị Chung. Ảnh: Lê Vi Thủy

Viết là một hành trình dài mà mỗi tác giả phải luôn nỗ lực. Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc là một cột mốc quan trọng đánh dấu chặng đường đã qua của những người viết trẻ. Chính vì vậy, tác giả Trương Thị Chung hân hoan cho biết: “Tôi cảm thấy vui vì mình là 1 trong 5 bạn trẻ ở Gia Lai tham gia hội nghị lần này. Tôi sẽ mang đến đó tinh thần giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ, giúp những người viết trẻ tương tác với nhau, có cơ hội học hỏi để định hướng lối viết, nghiêm túc trong sáng tác”. Còn tác giả H'Yuên bộc bạch: “Tôi vô cùng bất ngờ và hạnh phúc. Đây có lẽ là cơ hội tốt cho bản thân để có thêm hành trang bước vào con đường viết văn chuyên nghiệp. Tôi xác định sẽ phát huy tinh thần học hỏi, cố gắng nắm bắt thật nhiều kinh nghiệm, kỹ năng sáng tác của các bậc tiền bối để nỗ lực khẳng định bản thân trong chặng đường phía trước”.

 

Tác giả Tạ Ngọc Điệp. Ảnh: Lê Vi Thủy
Tác giả Tạ Ngọc Điệp. Ảnh: Lê Vi Thủy

Tác giả Tạ Ngọc Điệp thì khẳng định: “Được góp mặt tại hội nghị là cơ hội nhưng cũng là thử thách. Là một phụ nữ theo con đường viết lách sẽ rất khó khăn nhưng tôi luôn cố gắng hết mình để viết một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp hơn”. Dày dặn kinh nghiệm viết hơn so với 4 tác giả còn lại, Lê Thị Kim Sơn chia sẻ: “Tôi khá bồi hồi bởi lần này đi cùng nhiều cây bút mới, cảm giác như mình nhìn thấy được một thế hệ mới, trẻ hơn, nhiệt huyết hơn, tràn đầy năng lượng hơn và chắc chắn sẽ tiếp nối tốt hơn nữa con đường của những người đi trước”. Còn nhà thơ Lữ Hồng ví von: “Tôi sẽ mang một “chiếc túi rỗng” đến hội nghị để tìm và đựng hết tất cả những điều hay mà mình chưa từng biết về một sự kiện lớn của những người viết trẻ trên toàn quốc. Với tôi, sự kiện này thật sự mới mẻ và đầy hứng thú. Một câu hỏi lớn mà hội nghị đặt ra cho các cây bút trẻ hiện nay là: Chúng ta viết để làm gì? Do vậy, trước khi lên đường đến với hội nghị, tôi cũng chuẩn bị để trả lời cho câu hỏi ấy”.


Nhà thơ Phan Hoàng-Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam: “Gia Lai có lực lượng viết trẻ tham dự hội nghị khá đông, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây đều là những cây bút giàu nội lực, tự tin, có tác phẩm xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông với sức lan tỏa lớn, truyền cảm hứng sáng tác cho nhiều người”.
 

 LÊ VI THỦY

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.