Chuyện vui ra sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 1992, tôi in được cuốn sách đầu tay sau gần 20 năm lao động. Thời ấy, in được cuốn sách nó thiêng liêng và xúc động ghê gớm. Tôi đã ngồi suốt mấy đêm để ngắm, vuốt, hôn, mân mê... đứa con tinh thần đầu tiên của mình, một ước mơ tưởng không bao giờ thực hiện được. Đó là tập thơ “Bến đợi”, vẻn vẹn 48 trang với 20 bài thơ.
Đến giờ đã có hơn 10 đầu sách, nhưng cái cảm giác thiêng liêng của lần ra sách đầu tiên ấy vẫn đậm đặc trong tôi, vẫn ám ảnh, dẫu các lần sau này cũng rất hạnh phúc.
Buổi ra mắt sách của tác giả Đào An Duyên.
Buổi ra mắt sách của tác giả Đào An Duyên.
Làm văn chương, ai chả hạnh phúc khi chứng kiến những đứa con tinh thần của mình ra đời.
Trước thời chúng tôi thì ra sách là một dấu ấn để chứng minh anh trở thành... nhà văn, là nhà văn chuyên nghiệp ấy. Hồi ấy, khi có bản thảo, nộp cho nhà xuất bản. Nơi này sẽ thẩm định để xuất bản, tác giả không cần gì hết, chỉ cần có... bản thảo. Quan trọng nữa là bản thảo phải... hay. Vì thế, khi nhà xuất bản in thì tức là anh đã được đánh dấu chất lượng.
Đến thời tôi thì bắt đầu một giai đoạn mới, nó đang nửa này nửa kia, có nhà xuất bản in bao cấp cho tác giả nếu thấy... bán được, vì nhà xuất bản bắt đầu xóa bao cấp và có tác giả tự in dù giấy phép vẫn phải do nhà xuất bản cấp. Hồi này truyện chữ to, trinh thám, tình yêu ngọt ngào kiểu Hàn Quốc là ăn nhất. Sách in chữ to, có hình minh họa tóc dài mắt chớp... Là nói chuyện văn xuôi, còn thơ thì... thân ai nấy lo.
Bản thân tôi và những bạn viết cùng thời ở Gia Lai ngày ấy như Hương Đình, Phạm Đức Long đều tự đề ra một quy trình in thơ rất nghiêm ngặt: Từ thơ lẻ đã đăng báo, mà phải báo lớn, chuyên ngành, như báo Văn Nghệ, Văn nghệ Quân đội, rồi từ 10 bài đã in đấy, chọn lại để lấy khoảng 3-4 bài tập hợp in sách. Để có tập thơ chừng bốn năm chục bài là phải có mấy trăm bài đã công bố là vì thế và thời gian ra một tập thơ kéo dài nhiều năm là vì thế.
Nhớ hồi bao cấp đói khổ ấy, có một bác, nhà cũng nghèo thôi, nhưng máu quá, cứ quyết in thơ rồi ôm cả đống thơ “biếu mãi không hết”, anh em gọi đùa là “biếu không chạy”. Tác giả Chử Anh Đào cũng có viết một truyện ngắn vui về một ông lừa vợ bán heo in thơ, nói in xong bán được sẽ trả lại. Vợ hân hoan đưa tiền mới bán lứa heo. Ông chồng in xong, “rửa” thơ hết ngày này qua ngày khác, lúc nào cũng say bét nhè. Tiền đâu chả thấy, chỉ thấy chồng suốt ngày rên rẩm với thơ, khùng lên, trong một cuộc anh em tụ bạ ở nhà “rửa” thơ, chị vợ xắn quần đuổi cả bọn chạy có cờ!
Đến giờ, số tác giả văn chương ở Gia Lai in thơ nói riêng, sách văn học nói chung, với tư cách tác giả, phải tính đến vài chục. Chất lượng không đồng đều, tên tuổi cũng nặng nhẹ khác nhau nhưng đều có mấy điểm chung. Một là, phát hành rất căng. Ở các thành phố lớn, đầu ra cho các tác phẩm văn học nghệ thuật còn khả dĩ, chứ ở các tỉnh lẻ, đây là điều rất khó. Hai là, giá in khá đắt, dù tại Gia Lai có đến mấy cơ sở có thể in sách.
Thường thì quy trình xuất bản như sau: Vì là người đi trước và quen nhiều nên tôi hay được nhờ liên hệ với nhà xuất bản để xin giấy phép. Giờ các nhà xuất bản cũng lo kinh tế nên hoạt động chủ yếu là... bán giấy phép. Sau khi đọc thẩm định, chủ yếu là nội dung không phạm điều cấm, bèn cấp giấy phép sau khi tác giả nộp 1-2 triệu đồng tiền lệ phí. Sau đấy thì thuê họa sĩ trình bày, từ bìa đến ruột. Việc này cũng mất một khoản nếu không quen. Tiếp theo, tác giả tổ chức một cuộc ra mắt sách. Cuộc này tùy quan hệ mà tác giả có thể... tặng hoặc bán sách.
Cuộc ra sách mới nhất ở Gia Lai là của nhà thơ trẻ Đào An Duyên. Đây là một tác giả mới, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, cuối năm ngoái được kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, viết khá, chững chạc, chắc tay. Đây là tập thứ 2 của chị, không kể một cuốn in chung.
Khi sách về đến tay, chị nhắn mời bạn bè tới dự cuộc ra mắt tác phẩm mới của mình qua Facebook, rồi đặt một phòng riêng ở quán cà phê. Cũng chỉ là một phòng bình thường chứ chả băng rôn, biểu ngữ, phông màn gì. Bạn bè đến uống cà phê, nói và nghe nói về thơ rồi tác giả ký tặng thơ. Sau khi nhận sách, đa phần mọi người tặng lại nhà thơ... phong bì, đa phần ruột phong bì đều… cao hơn giá bìa cuốn sách. Được biết, ở cả 2 tập tự in vừa rồi, Đào An Duyên đều... lãi! Là so với số tiền bỏ ra in thôi, chứ nếu tính nhuận bút sách thì đa phần tác giả tự in sách không dám mơ. Không lõm tiền nhà để in sách là may rồi.
Sắp tới sẽ là cuộc ra mắt của nhà văn Chử Anh Đào với “Những làng ma tôi đã đi qua” vừa in xong, nhà thơ Ngô Thanh Vân nghe nói có 2 tập vừa... vào xưởng. Chắc chị ra sách để “chào” danh hiệu chị mới nhận: hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Việc tự in sách và tự phát hành cũng có điều hay, nhất là bây giờ có công nghệ 4.0 hỗ trợ. Ví dụ, qua việc đăng tải trên Facebook, ai quan hệ rộng, khéo, bán được khá nhiều sách. Nhưng điều nguy hại là rất dễ khiến một vài tác giả ngộ nhận, thấy in sách được là đương nhiên mình là thành tác giả rồi. Mà mới chỉ sáng tác ít bài, chủ yếu đăng... Facebook, rồi cũng nhom nhóp tiền, cũng hì hụi in... Điều này rất dễ khiến tác giả “chết yểu” và người đọc cũng bị ngộ nhận, bị lệch chuẩn.
Như tôi, mỗi lần in sách, đầu tiên là chọn những bài đã in báo rồi, tự lọc lại lần nữa, rồi nhờ ít nhất là 5 người, là đồng nghiệp, nhà phê bình, người đọc khó tính, bạn thân... đọc hộ, nói họ đọc kỹ giúp, phang cật lực vào, bài nào không thích, gạch đỏ giúp. Rồi mới lọc lại tiếp, rồi mới in.
Thế mà nhiều khi sách vẫn ế...
Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null