Chuyện về nước Mỹ - Kỳ cuối: Văn hóa ẩm thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhất định có bạn bảo rằng ăn thì có gì mà phải viết, phải kể. Xin thưa, ở nước Mỹ, chuyện ăn “thấy vậy mà không phải vậy” đâu.

Qua Mỹ được vài ngày, một chiều, cháu gái đưa tôi đi ăn phở tại một quán Việt Nam ở TP. Sugar Land, sát bên TP. Houston, bang Texas. Cháu rể gọi phở, tôi nghe cứ điềm nhiên vì cứ ngỡ như bên ta: phở là phở. Nào ngờ, khi chủ quán đẩy xe phở ra tôi thất kinh: tô phở to như cái thau rửa mặt, ngoài thịt bò thái lát còn có 2 cục xương sườn bò lớn. Cũng rau, gia vị, cũng hành chua, tỏi chua…

Mặc dù đang đói nhưng tôi ăn mãi cũng chỉ hết được 2/3 tô phở. Thì ra đây là “tô xe lửa”, giá mỗi tô là 18 USD. Sau khi cả nhà ăn xong, cháu tôi “tip” (tiền bồi dưỡng) thêm 10 USD nữa vì tổng cộng là 5 người 5 tô. Những ngày sau rút kinh nghiệm, có dịp ăn phở Việt Nam, tôi chỉ gọi tô nhỏ, không xe lửa tàu hỏa gì hết!

Tác giả tại phố người Việt trên đường Bellaire ở TP. Houston, bang Texas. Ảnh: Nguyên Anh

Tác giả tại phố người Việt trên đường Bellaire ở TP. Houston, bang Texas. Ảnh: Nguyên Anh

Rồi sang tuần sau, chúng tôi bay qua New York, cả gia đình ăn cơm tại nhà hàng An Nam (nhưng thực chất là của người Tàu) sát bên khách sạn. Xuống máy bay rồi mất gần 1 giờ đồng hồ đi xe Uber về đến khách sạn đã quá trưa nên cũng khá đói bụng, nhìn vào thấy bàn trống, tôi dợm chân bước tới thì cháu gái tôi khẽ níu lại: “Từ từ đã cậu” và giữ tôi đứng ngay cửa.

Thì ra, bên dưới có dấu vạch và hàng chữ như đi máy bay: Please wait here. Và không chỉ nhà hàng ở New York mà bất cứ quán ăn, quán phở, quán cà phê… chúng ta cũng phải chờ chủ quán thu xếp chỗ ngồi (thậm chí có lúc cũng phải xếp hàng để vào restroom) và đi ăn, đi uống thì không bao giờ quên khoản tiền tip cho nhân viên.

Sau khi nhân viên ra hỏi chúng tôi có mấy người thì quay vào thu xếp chỗ ngồi cho cả đoàn, rồi chúng tôi mới vào bàn, oder thức ăn. Và tất nhiên là cũng tip nhưng lần này tính luôn 20% trong hóa đơn.

Kể từ buổi trưa đó cho đến mấy ngày sau, các cháu gọi tôi bằng ông (chúng sinh ra bên Mỹ) đều thích ăn đồ ăn Mỹ, đặc biệt là pizza vì pizza New York thuộc loại ngon nhất thế giới. Tôi thì chịu, nuốt không vào, nó cứ... sao sao. Kể cả hot dog (giống bánh mì kẹp thịt của Việt Nam) hay nhiều món khác nữa nghe chúng bảo là đặc sản ẩm thực New York, tôi cũng lắc đầu! Sau này, đại gia đình đi chơi trên siêu du thuyền Allure of the SEAS 7 ngày 7 đêm trên Vịnh Mexico và biển Caribe, thức ăn Mỹ ê hề, toàn là những món ngon vật lạ nhưng tôi vẫn không quen.

Hôm khác, sau khi đi tham quan Bảo tàng 11-9 và Bảo tàng Mỹ thuật, Nhà ga trung tâm… tôi bảo cháu cho tôi ăn cơm tại một quán ăn tiện lợi (gọi vậy cho dễ hiểu vì tại đây họ vừa bán quần áo, đồ lưu niệm, văn phòng phẩm… vừa bán thức ăn nhanh, tất nhiên là phải qua khâu oder, thanh toán tiền qua máy rồi lấy thẻ ngồi chờ). Cơm màu hơi nâu được đựng trong tô nhựa đen, thêm một ít lát dưa leo, cà chua, rong biển… ăn không ngon nhưng vẫn nuốt được, giá 12 USD.

Trở lại Houston, tôi gặp vợ chồng bạn cùng lớp sư phạm sau 1975. Bạn sang Mỹ định cư theo diện con gái bảo lãnh. Trưa hôm đó, chúng tôi ăn trong một nhà hàng Việt với 2 món: cơm gà và bánh xèo. Chao ôi, cái bánh xèo 18 USD nó to lạ lùng mà nói theo kiểu Hà Nội là to đến “vật vã”.

Ở Mỹ, bất kỳ bang nào vào quán hay nhà hàng ăn, hầu như thực khách đều phải tuân thủ việc giữ yên lặng trong suốt quá trình ăn uống. Tôi không quên kỷ niệm này: Hôm ở Houston, tôi gặp 2 người bạn đồng môn Trung học Cường Để Quy Nhơn 1968-1975 rủ nhau nhậu ở một nhà hàng trên đường Bellaire. Sau khi đặt vấn đề và được chủ nhà hàng đồng ý, bạn tôi ra ngoài mua mang vào 1 “xách” bia Mỹ 12 lon để chúng tôi nhậu chơi. Uống mỗi người vài lon, bắt đầu nói hơi lớn. Mấy ông bà Mỹ trắng ngồi ăn ở các bàn gần đó nhìn sang tỏ vẻ khó chịu, tôi thấy không ổn bèn bàn chuyển về nhà người bạn ở gần đó nhậu tiếp. Kể lại chuyện này với cháu gái, cháu bảo: Do họ tưởng các cậu cãi nhau! Thì ra là vậy. Khác với bên ta, hễ nhậu thì tha hồ đùa giỡn, la lối om sòm, nào 1-2-3 zô, 2-3 zô…

Thế nhưng, có hôm tôi đi ăn buffet cùng gia đình cháu gái trong một nhà hàng ở Seattle, bang Washington (phía Bắc nước Mỹ) thì khác: Hôm đó là ngày Fathers day nhưng chẳng hiểu sao nhà hàng rất đông… người Việt. Vậy là cũng khá ầm ĩ. Sau khi ăn xong, cháu gái lấy xe chở tôi đi vòng vòng ngắm phố và biển Seattle. Hai chú cháu đứng bên bờ biển. Nhìn cháu, đứa cháu gái nhỏ nhắn, yếu đuối năm nào giờ đã là một phụ nữ U50 có chồng và 2 con có thể lái chiếc xe 7 chỗ chạy vèo vèo trên đường phố, lòng tôi nao nao: Vui vì cháu đã trưởng thành, buồn vì sắp phải xa cháu.

Trời chiều vùng ôn đới, mặc dù là mùa hè nhưng vẫn lạnh, mặt nước biển xam xám chẳng thấy đâu là đường chân trời dẫu biết xa tít tắp bên kia đại dương là Việt Nam, lòng bỗng cồn lên nỗi nhớ nhà.

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?