Chuyện trên xe buýt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 1. Chị nhà ở quê, nghỉ hưu lên phố phụ nấu nướng nuôi con học đại học. Chị ngại đi xe máy vì không quen đường sá nên chọn xe buýt làm phương tiện. Khi đi xe buýt quen rồi thì lại gặp nhiều niềm vui bất ngờ.

Như hôm chị chứng kiến chuyện cậu thanh niên khoảng 25 tuổi lên xe ở một trạm. Cậu có bộ dạng cũng tươm tất, quần áo sạch sẽ, tuy nét mặt lộ vẻ mệt mỏi, bơ phờ. Lúc anh bán vé đến thu tiền, cậu ta đưa ra tờ tiền 1.000 đồng và nói: “Em còn có 1.000 đồng, em đi tìm việc mà không có việc, tiền ăn cơm hết rồi, anh lấy giùm em”. Anh bán vé hỏi em xuống đâu? Nói, dạ em xuống ngã ba X., xe này có chạy đến đó không anh? Anh bán vé nói: “Em ngồi đó đi rồi chút anh chỉ chỗ em xuống đi tiếp” và không lấy 1.000 đồng dù đã lỡ xé vé rồi. Bác trung niên bên cạnh cậu thanh niên dúi vào tay anh bán vé 5.000 đồng, nói: “Chú cho tôi trả tiền luôn tấm vé đó” khiến cả anh bán vé lẫn cậu thanh niên có chút ngơ ngác. Lúc gần đến một trạm, anh bán vé ngoắc cậu thanh niên đến, đưa cho cậu ta 5.000 đồng và nói: “Em xuống trạm này, đón xe số... là đến nơi, anh đưa em thêm 5.000 đồng là đủ 6.000 đồng để mua vé về nhà”.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chỉ là chuyện ứng xử với vài ngàn tiền lẻ thôi mà khiến những người xung quanh đều nhìn theo, tủm tỉm cười và thấy lòng ấm áp trong một buổi chiều rất đẹp.

2. Bạn kể, sáng nay, khi xe buýt  ngang qua Bệnh viện Nhi, có rất nhiều bà mẹ dắt theo vài đứa nhóc lóc chóc leo lên. Họ mang theo những túi to lỉnh kỉnh bao gồm đồ em bé, khăn, sữa, đồ chơi… Bác tài dừng lại khá lâu, nhưng những đứa con nít vẫn tỏ vẻ cuống quýt, rối rít leo lên sàn xe, đứa này chen với đứa kia, chừng như sợ xe đi mất.

Một chị gái tóc vàng ngồi cạnh bạn, ôm thằng bé đen nhẻm: “Mới có chừng này tuổi mà bày đặt bịnh quá trời bịnh, không có bịnh gì là không dính. Nuôi mắc mệt à, muốn liệng đi cho rồi”. Vừa nói chị vừa xoa xoa cẳng tay nó, lâu lâu hôn nhẹ lên mái tóc tơ lơ thơ của thằng nhóc.

Bác gái phía trên (lúc sau mới biết là mẹ của chị tóc vàng) ngồi trên quay xuống khều khều chị: “Ê, nãy thấy thằng đó nó nhìn lén mày á”. “Con biết mà, mà con làm bộ như không thấy. Thằng chả thấy con nhuộm tóc chắc là ghét lắm”. Xong, bác quay qua kể với bạn: “Tụi nó là vợ chồng, mới xa nhau 6 tháng mà giờ nhìn thẳng nhau cũng không dám. Kỳ ghê ha chú”. Bạn khẽ gật nhẹ đầu, thấy thực tâm không muốn bình luận chi về chuyện thiên hạ. Bác kiên trì thuyết minh kỹ hơn: “Hai đứa nó xa nhau 6 tháng rồi, mà nghe tin thằng nhỏ bịnh là thằng chồng ở đâu không biết chạy tới liền, nhìn hớt hơ hớt hải, còn nhìn lén vợ nó nữa, chắc còn thương dữ lắm…”. Rồi bác chép miệng: “Mà đàn ông kỳ cục ghê, sĩ diện làm gì hông biết. Nói một câu là con vợ nó xiêu lòng, bồng con về liền. Tự nhiên giữ sĩ diện, im im hoài. Cái tính gì mắc cười ghê. Mà mai mốt gì, chú lỡ vậy thì đừng có sĩ diện nghen, nói một hai câu thôi là thế nào con vợ nó cũng nghe à”.

Bạn kể, những người xung quanh nghe thấy mắc cười ghê mà không ai cười nổi. Thấy lòng quặn quặn thương thương thằng nhỏ tóc loe hoe nằm bình yên trong lòng người mẹ trẻ.

3. Một chị bạn tôi từng là người rất sợ đi xe gắn máy. Khi chị đi xin tuyển phóng viên, nghe chị nói không biết đi xe máy, cả Ban Biên tập bật cười. Chị Phó Tổng Biên tập hỏi: “Em có thể tập đi mà?”. Chị thản nhiên nói: “Không ạ, em không thể. Đúng là em không thể đi xe máy nhưng em vẫn có thể đi xe buýt đến mọi nơi mà em muốn”. Đó là câu chuyện dài. Lần đó, người yêu chị chở về tới trước cổng, vừa ngồi trên xe máy quay ra thì xe tải tông húc trở lại, cách chỗ chị đứng rất gần. Tai nạn này ám ảnh tới mức chị không bao giờ dám ngồi lên xe máy vì sợ đối diện với những chiếc ô tô, xe tải.

Vì đi xe buýt nên chị có rất nhiều câu chuyện làm quà cho tôi mỗi sáng. Chẳng hạn chuyện sáng nay chị đi trên xe, có thằng mất dạy mà mặt mũi sáng sủa lắm nha, tóc chải keo, đeo kính cận. Vậy mà thằng cha đó ăn nói cụt lủn với chị bán vé, không chịu nhường chỗ cho người già… Lúc sau nó ngủ quên, hụt trạm, tỉnh dậy thì xe chạy qua một khúc rồi, mặt mũi nó méo xẹo kêu trời vì trễ cuộc hẹn quan trọng nào đó. Vậy mà mấy người xung quanh vỗ tay bồm bộp, biết chi không?-Dạ không-tôi đáp. Vì vui chớ chi. Đáng đời thằng cha đó. Trời ạ, trên xe buýt giờ người ta văn minh lắm chứ bộ, chắc thằng chả 80 năm rồi không đi xe buýt-chị tủm tỉm cười.

Cứ thế, những câu chuyện tưởng chừng vặt vãnh ấy đã mang đến cho chúng tôi những niềm vui nho nhỏ, dễ thương trong cuộc sống bộn bề lo toan này.

Khôi Nguyên Thảo

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.