Chuyện lạ: Vườn cây chục tỷ đồng được mắc màn bảo vệ giữa rừng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Đinh Văn Oánh (62 tuổi, trú thôn 2, xã Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh) được mệnh danh là 'vua cam' ở Hà Tĩnh. Ông trồng trên 2.000 gốc cam, mỗi năm cho doanh thu trên 5 tỷ đồng.
Cam là thứ quả nổi tiếng ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Toàn huyện có hơn 2.000 hecta trồng cam, tập trung nhiều ở xã Lộc Yên, Hương Trà, Hương Thủy và đặc biệt là “thủ phủ cam” Khe Mây ở xã Hương Đô, thơm ngon nức tiếng.
Với hơn 2.000 gốc cam được sản xuất theo quy trình khép kín, lão nông Đinh Văn Oánh ở vùng đất Hương Đô được mệnh danh là “vua cam”, mỗi năm vườn cam cho doanh thu trên 5 tỷ. Trị giá vườn cam đặc biệt này có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.
Cách đây 20 năm, ông Oánh vào rừng núi Khe Mây khai hoang và bắt đầu trồng cam. Ông Oánh kể, hồi đó nhiều hộ dân cũng vào khai hoang nhưng hầu hết đều bỏ cuộc và không thành công với nghề.
"Cam của tôi trồng tận dụng được khí trời, nước trời. Tôi từng đưa nước lên núi tưới tiêu nhưng do độ chênh của dốc, điện yếu nên lượng nước nhân tạo rất ít", ông Oánh nói.
Ngoài say mê tìm hiểu thành tựu khoa học công nghệ để áp dụng thì ông là người rất kỹ tính trong nghề làm vườn. "Hễ thấy ai vứt vỏ cam dưới gốc tôi đều nhặt hết từng vỏ đưa về nhà, tránh hiện tượng gây nấm và tạo thêm độ sạch cho cam".
 
Ở vùng đất Khê Mây, ai cũng biết đến lão nông Đinh Văn Oánh (62 tuổi) với trang trại trồng cam theo quy trình sản xuất khép kín
 
Ông Đinh Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã Hương Đô cho biết, toàn xã có gần 400 hec ta với hơn 300 hộ trồng cam. Hộ trồng nhiều nhất là ông Đinh Văn Oánh với 22 hecta. Năm ngoái, doanh thu từ trang trại cam của gia đình ông Oánh lên tới gần 6 tỷ đồng.
 
Khi quả bắt đầu lớn, ông Oánh mắc thêm một chiếc màn màu trắng bao trùm toàn bộ cây
 
Ông Oánh cho biết, để cam “ngủ” trong màn là kỹ thuật trong sản xuất ông tự tìm tòi và nghĩ ra.
 
Mỗi góc màn đều được ông buộc chặt và lấy đá đè lên, tránh sâu bọ chui vào cây hại cam. Mỗi chiếc màn mắc cho cam có giá 150.000 đồng
 
Vườn cam này mắc màn từ rằm tháng 7. Mục đích của việc mắc màn cho cây, theo ông Oánh, là để tránh bướm đêm chích làm thối quả. Ngoài ra, để tránh ruồi vàng, bọ xít, sâu đục quả
 
Mỗi luống cam được ông Oánh cân chỉnh cẩn thận trước khi trồng. Vì thế, vườn cam của ông cây nào cũng thẳng hàng thẳng lối
 
Vườn cam của ông Oánh có hơn 2.000 gốc. Cây lâu năm nhất trồng được hơn 20 năm. Doanh thu mỗi năm trên 5 tỷ đồng.
 
“Mỗi kg cam đồng giá từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Cam có vị ngọt thanh. Tôi chủ yếu bán online trên trang Facebook cá nhân hoặc qua điện thoại. Cam sạch, chất lượng nên giá thành hơi cao. Ít thương lái mua sỉ số lượng lớn vì khi bán ra không còn lãi nhiều. Khách chủ yếu là từ Hà Nội. Họ tin tưởng nên mua ăn và làm quà biếu”, ông Oánh nói.
 
Ông Oánh cũng không chú trọng vào năng suất mà tập trung vào chất lượng. Vườn cam gia đình ông không phun thuốc hóa học. Ông luôn có sẵn máy test cá nhân để test độ sạch, máy kiểm tra độ đường, kiểm tra phân bón và thuốc hóa học. Khi hàm lượng hóa chất vượt ngưỡng thì máy sẽ báo

 
Hiện do tuổi cao nên ông giao vườn cho con trai cả Đinh Công Hữu Đức tiếp nối truyền thống trồng cam của gia đình. Anh Đức đã tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, về tiếp quản trang trại của bố mình. Anh mua cỏ vetiver về trồng tại vườn cam để chống xói mòn, tạo độ che phủ.
 
Hai bố con tranh thủ nhặt cam thối để vứt bỏ, tránh gây nấm và tránh dẫn dụ côn trùng vào vườn cam
 

 
Ngoài sử dụng các biện pháp sinh học, mắc màn cho cam, ông Oánh còn dùng ống dẫn dụ côn trùng bằng keo dính.
 
Mỗi đêm, ngoài mắc màn, ông Oánh còn bật điện cho trại cam để chống loài bướm đêm.
Thiện Lương (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.