Chuyến khám phá địa đạo Củ Chi đáng nhớ của khách Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc trò chuyện với hướng dẫn viên địa đạo Củ Chi khiến Nathalia, nữ diễn viên người Tây Ban Nha, thay đổi nhiều suy nghĩ.

Nathalia Ramos từng có một chuyến du lịch tới Việt Nam cùng bạn trai Derek. Dưới đây là những chia sẻ về địa đạo Củ Chi - nơi Nathalia có kỷ niệm đáng nhớ nhất.

Trải nghiệm trong chuyến du lịch Việt Nam mà tôi không bao giờ quên là hành trình tới địa đạo Củ Chi, nằm ở phía bắc TP HCM. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm dưới lòng đất rất kiên cố và tinh xảo mà quân đội Việt Nam đã xây dựng để làm nơi chiến đấu trong chiến tranh. Ngày nay, khu vực này đã trở thành một điểm du lịch, du khách tới đây có cơ hội đi bộ khám phá các đường hầm, tìm hiểu về đời sống thời chiến của quân dân Việt Nam trước đây.

Đây thực sự là một chuyến đi nhiều cảm xúc. Khi tôi bước xuống những đường hầm đó, tôi không còn để tâm xem ai là người Bắc, người Nam, người Việt hay Mỹ... Tất cả những gì tôi có thể nghĩ tới là các ký ức kinh hoàng của chiến tranh và sự hy sinh của những người mong muốn sống sót cũng như chiến đấu vì lý tưởng của họ.

 

 Hướng dẫn viên trong chuyến thăm địa đạo Củ Chi của Nathalia Ramos.
Hướng dẫn viên trong chuyến thăm địa đạo Củ Chi của Nathalia Ramos.



 Trước khi tới địa đạo, chúng tôi phải đi một chuyến buýt dài và tôi đã có thời gian để trò chuyện với hướng dẫn viên của đoàn. Câu chuyện là sự kết hợp của những câu nói tiếng Anh không rành rọt của người hướng dẫn viên, nhưng cuộc đối thoại của chúng tôi thật sự vẫn để lại ấn tượng sâu sắc.

Ông đã kể cho tôi câu chuyện về những điều ông phải trải qua, về ước vọng trở thành một người thầy thuốc nhưng chiến tranh đã cướp đi giấc mơ đó. Ông đã không thể đi học trường y để  thực hiện giấc mơ chữa bệnh cho mọi người.

Chuyến đi đó là lúc tôi chỉ có vài ngày nghỉ và thành thật là tôi đã bị lôi kéo để về làm tiếp. Tôi rất nhớ nhà, nhớ gia đình và không hề muốn về Anh để làm việc. Khi tôi nói chuyện với hướng dẫn viên này, tôi thấy biết ơn biết bao nhiêu khi nhận ra mình còn được làm nghề mình muốn là diễn viên.

Chính người đàn ông đó, vì những lý do bất khả kháng mà không thể theo đuổi giấc mơ của mình. Ông đã giúp tôi nhận ra mình vẫn còn tràn đầy đam mê và không nên phàn nàn về những điều nhỏ nhặt nữa. Giây phút đó, tôi đã thề là mình sẽ không bao giờ được quên cuộc trò chuyện này.

 

Nathalia trải nghiệm tour đạp xe khám phá đồng bằng sông Cửu Long.
Nathalia trải nghiệm tour đạp xe khám phá đồng bằng sông Cửu Long.



Tôi vẫn còn giữ bức ảnh chụp ông. Bất kể nơi nào tôi tới, từ Liverpool, đến Los Angeles, New York, hay Bogota, mỗi lần nhìn lại bức hình, tôi lại thấy xúc động. Nó nhắc tôi nhớ lại cuộc trò chuyện ở Việt Nam. Nó làm tôi nhớ lại những người mình đã gặp và có thời gian để tìm hiểu, trò chuyện. Người hướng dẫn viên Củ Chi đó có lẽ sẽ không bao giờ biết được ông có ý nghĩa thế nào với tôi, còn bản thân tôi luôn thấy mình may mắn khi được nói chuyện với ông và có một khoảng thời gian tuyệt vời ở đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Hương Chi (theo Rosettastone)

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.