Chuyện ít biết về thiếu niên tự chế mìn diệt xe tăng địch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm 1971, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời điểm ác liệt. Trong khí thế thi đua đánh giặc lập công của quân và dân Kdang (huyện Đak Đoa), có một thiếu niên mới 13 tuổi đã chế mìn tự tạo phá hủy 1 xe tăng địch, góp thêm chuỗi dài thành tích cho xã anh hùng.

Con đường đi tới chiến công

Nhìn vóc người nhỏ bé mà chắc nịch của ông, tôi đoán thời niên thiếu, Đinh Lất hẳn là một cậu bé nhỏ con nhưng thông minh, nhanh nhẹn, có thế mới 13 tuổi đã được chọn làm liên lạc cho xã. Ông cười, gật đầu rồi kể: “Ông Bưk-Xã đội trưởng, tôi gọi bằng chú chính là người chọn và “giác ngộ” cho tôi. Ông Bưk bảo, giặc Mỹ đến cướp đất nước mình, đem bom đạn giết hại dân mình. Làng mình ai cũng tham gia cách mạng cả. Cháu cũng đã lớn, phải góp vào một tay. Đuổi được Mỹ rồi, mai mốt mình sẽ sung sướng”.

Xã Kdang bấy giờ gồm 2 xã Bắc Hà Lòng và Nam Hà Lòng thuộc Huyện 3 (huyện Mang Yang cũ). Làng Rơ Khương-Tleo của ông Lất thuộc xã Bắc Hà Lòng. Nằm bên quốc lộ 19, chỉ cách cửa ngõ Pleiku hơn 10 km nên địch không lúc nào ngơi kìm kẹp, khủng bố. Nhưng là vùng đất vốn có truyền thống yêu nước từ những ngày chống Pháp, người dân Kdang dù chịu bao gian khổ, hy sinh vẫn một lòng kiên trung với cách mạng. Bao nhiêu lần địch càn quét, gom vào ấp chiến lược là bấy nhiêu lần người dân tìm cách phá đồn trở về làng cũ. Sống trong không khí cách mạng sục sôi, chứng kiến những tấm gương kiên cường, dũng cảm, nay được tin tưởng giao nhiệm vụ cách mạng, đôi chân ông như được chắp thêm cánh.

Thiếu niên Đinh Lất dũng cảm năm xưa hiện là lão nông làm kinh tế giỏi. Ảnh: N.T

Thiếu niên Đinh Lất dũng cảm năm xưa hiện là lão nông làm kinh tế giỏi. Ảnh: N.T

Ông Lất hồi nhớ: “Làm liên lạc bấy giờ nguy hiểm và gian khổ lắm. Căn cứ của Huyện 3 (H3) đóng trong dãy Kon Gang. Từ Kdang tới đó xa phải đến 20 km. Có những quãng để tránh địch phục kích phải xuyên qua rừng rậm, suối sâu, rắn rết, thú dữ rình rập. Thế nhưng, chẳng hiểm nguy nào làm mình chùn bước. Bất kể ngày hay đêm, hễ có công văn giấy tờ cần chuyển là lên đường. Có những lúc, tin tức cần chuyển gấp, mình phải vừa đi vừa chạy. Đói và mệt, chân tay gai cào tứa máu, tới nơi tưởng chừng muốn xỉu. Các chú thương, có khi giữ lại chơi trong cứ 4-5 ngày, có gì cho ăn nấy. Tình cảm đó càng khiến mình tự nhủ phải cố gắng thật nhiều để không phụ lòng tin của các chú. Chuyến đi nào mình cũng đi đến nơi, về đến chốn an toàn”.

Quả mìn đánh xe tăng “không tiền khoáng hậu”

“Dù hoàn thành tốt việc liên lạc các chú giao nhưng trong bụng vẫn nghĩ phải làm một việc gì lớn hơn thế nữa”-ông Lất mỉm cười ý nhị rồi kể tiếp: Cái thời ấy lạ thế đấy. Ai cũng tự giác đóng góp vào phong trào cách mạng, không sợ nguy hiểm, không tiếc sức mình… Ở xóm Cây Điệp bấy giờ có một con đường đất từ quốc lộ 19 rẽ lên đồi. Mỗi lần đi càn quét, lùng sục hướng Chư Prông, xe tăng địch vẫn đi theo con đường này. Nhìn những chiếc xe đen trũi như con bọ hung nghênh ngang đè nghiến lên cây cối, ruộng rẫy, bụng mình như có ngọn lửa cháy; cứ ước trong tay có một quả mìn. Nhưng mà mìn lấy ở đâu ra? Mình biết các chú du kích vẫn dùng mìn tự chế để đánh xe địch, nhưng mìn ấy phải cưa bom, cưa đạn pháo không nổ của Mỹ để lấy thuốc. Người lớn làm được chứ con nít làm sao nổi. Nhiều đêm không ngủ, trong đầu cứ như có con chim gõ kiến mổ, cuối cùng thì mình chợt nghĩ: Bom bi Mỹ ném xuống không nổ đầy ra đó, sao không dùng bom chúng để đánh xe chúng. Lấy bom chưa nổ, gắn kíp vào là thành quả mìn chứ gì. Suýt mình đã reo lên với ý nghĩ đó. Vậy là hôm sau, lúc con gà còn chưa nhảy xuống đất, mình đã chạy đi tìm ông Bưk nói ông nghe ý định của mình. Ông Bưk lắng nghe chăm chú rồi gật đầu: “Được đấy, nhưng phải thật cẩn thận”. Nói rồi, ông đưa cho mình một chiếc kíp mìn Claymore, chỉ cách gắn vào quả bom. Chân không bén đất, mình chạy về nhà. Ra nơi hôm trước nhìn thấy bom bi chưa nổ, nhặt 2 quả mang về cho vào cái hộp sắt. Để sức nổ mạnh hơn, mình chèn thêm mấy viên đạn đại liên Mỹ nhặt được rồi dùng sáp ong gắn kíp mìn vào quả bom đúng như ông Bưk bày. Ngày sao đi chậm quá, mặt trời cứ như bị ai kéo giật lùi. Mình cứ đi vào đi ra, trong bụng như có bàn tay con gấu đang cào. Rồi thì đêm cũng đến.

Một góc trung tâm huyện Mang Yang hôm nay. Ảnh: Phạm Quý

Một góc trung tâm huyện Mang Yang hôm nay. Ảnh: Phạm Quý

Nhấp một ngụm trà, ông Lất kể tiếp: Chờ cho mảnh trăng đầu tháng chìm xuống sau núi, mình giắt con dao vào lưng, ôm quả mìn ra ngã ba Cây Điệp. Đêm im ắng lạ thường. Lâu lâu, dưới đường 19 mới có một chiếc xe bóp còi phóng như ma đuổi. Bình tĩnh lại, mình căn lòng đường để xác định chỗ xe địch có thể chạy qua rồi dùng dao khoét đất chôn quả mìn xuống. Cẩn thận kiểm tra xem kíp mìn có bị xê dịch không, mình hốt đất đào lên vứt ra xa rồi lùa đất trên mặt đường khỏa lại thật kỹ. Đưa tay quệt dòng mồ hôi đầm đìa trên mặt, mình đứng lên nghe ngóng. Đêm vẫn yên tĩnh, nghe rõ cả tiếng dế kêu rinh rinh trong lùm cây nào đó. Thở ra một hơi nhẹ nhõm, mình theo lối mòn ra đường 19 đi về.

Cứ tưởng thế là xong “khúc gay cấn” nhất rồi, hóa ra, chờ đợi lại còn căng thẳng hơn là khi đi chôn mìn nữa. Suốt nửa ngày hôm đó, mình không làm nổi một việc gì. Cứ vơ vẩn hết vào lại ra, tai luôn dỏng lên nghe ngóng. Chẳng có gì cả. Hay là quả mìn đã bị địch phát hiện mất rồi? Đến xế chiều không chịu nổi sự căng thẳng trong đầu, mình quyết định phải ra đó coi thử. Núp vào lùm cây rậm bên đường nhìn kỹ, khoảnh đất chôn quả mìn chẳng có dấu vết gì khác thường. Vậy là vẫn chưa bị lộ. Nhưng về nhà lúc này thì không yên bụng, mình quyết định đi ra xa tìm một chỗ cao chờ xem… Cái nắng rát da dịu dần rồi những đám mây đặc xám màu khói bếp bò ra lổm ngổm. Trời đã sắp tối, tất cả vẫn im ắng. Mọi hôm còn sớm hơn giờ này, chúng nó đã kéo nhau rầm rập đi về rồi kia mà. Hay bây giờ chúng đi đường khác. Nản quá, đang định đứng lên để về thì mình bỗng nghe tiếng máy rú từ xa vọng lại. Thì ra hôm qua, chúng đi càn quét ở đâu bây giờ mới về. Có 4 chiếc xe tăng tất cả. Mình nằm dán người xuống đất, tay nắm chặt cành cây cho đỡ hồi hộp. Chiếc đi đầu vượt qua cuốn bụi mù mịt. Trượt rồi! Cách khoảng mươi sải tay hơi chếch hướng chiếc đi đầu một chút, chiếc thứ 2 lù lù đi tới, tiếng xích nghiến ken két nghe rợn cả người. “Cầu trời”-mình mới lẩm bẩm lời khấn được 2 tiếng thì một tiếng nổ vang lên như xé núi, đất đá bắn rào rào. Chiếc xe tăng bị đứt xích nghiêng về một bên, chết dí như con bọ hung bị đập vào đầu. Hai chiếc đi sau khựng lại. Bọn địch trên xe quay súng bắn loạn xạ. Đạn bay chiu chíu trên ngọn cây chỗ mình nằm. Mặc kệ, chẳng gì hãm được sự sung sướng của mình lúc này. Bò lùi lại một quãng, mình tìm đường tắt chạy như bay về báo tin. Ông Bưk mừng quá, khen mình không ngớt. Rồi ông báo cáo lên huyện. Huyện biểu dương và khen thưởng mình danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe tăng”. Tiếc là cái giấy chứng nhận ấy mình cho vào ống nứa cất lên mái nhà nên bị mủn mất. Buồn nữa là nghe các chú nói vậy chứ mình cũng chưa biết trong cái giấy ấy nói gì. Hồi đó mình chưa biết chữ mà-ông Lất tiếc nuối.

…Có tiếng ai đó gọi làm đứt mạch câu chuyện giữa tôi và ông. Nãy giờ cứ tưởng đây là nhà ông hóa ra là nhà người cháu. Ông ở bên kia đường và đang chuẩn bị xây lại nhà. Thôi đành phải để ông theo công việc. Vớt thêm chuyện, ông cho biết là đang tính xây căn nhà chừng 100 m2. Nghe tôi đùa: “Giàu quá”, ông cười khiêm tốn: “Cũng tàm tạm thôi. Nói thật lúc chưa chia cho các con, tôi làm tới 7 ha cà phê, mỗi năm thu trên dưới nửa tỷ đồng. Chủ tịch Hội Nông dân mà làm ăn kém, nói ai nghe...”.

NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

(GLO)- Với phương châm hoạt động kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, hơn 20 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thăng Long đã có những đóng góp thiết thực trong công tác an sinh xã hội, giúp nhiều gia đình người dân tộc thiểu số có chỗ ở ổn định.
An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

(GLO)- Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thị xã phát triển toàn diện và bền vững.
Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

(GLO)- Có lẽ xuất phát từ tình yêu nông nghiệp sạch và tâm huyết với cây hồ tiêu vốn nổi tiếng một thời đang có nguy cơ mai một bởi tư duy sản xuất chạy theo thị trường mà những người trẻ sinh sống ở vùng đất Lệ Chí đã từng bước gầy dựng lại vùng hồ tiêu hữu cơ. Hơn thế, họ còn mong muốn đưa thương hiệu hồ tiêu của quê mình vươn tầm ra thế giới.
Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Păh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong 17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra có 16 chỉ tiêu đạt và vượt. Đặc biệt, các khâu đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực lợi thế mang lại những kết quả tích cực.
Hơi thở mùa xuân

Hơi thở mùa xuân

(GLO)- Mùa xuân vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm. Riêng tôi, tôi cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua từng hơi thở. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi tháng Chạp khóa cửa chuẩn bị đón ngày sang, tôi lại hoài mong nét tươi mới của mùa xuân.
Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

(GLO)- Năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện cùng với sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội theo nghị quyết HĐND huyện giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết kịp thời, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về lại "thủ đô kháng chiến"

Về lại "thủ đô kháng chiến"

(GLO)- Tôi đã nhiều lần về thủ đô cách mạng một thời ở Tân Trào, mỗi lần về tuy thời gian lưu lại không lâu, nhưng với người hay “khám phá”, tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm những điều có thể mà trước đó chỉ nghe hoặc đọc ở đâu đó từ người khác, từ sách báo… 
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

(GLO)- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (địa chỉ 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Công ty luôn dùng uy tín, chất lượng, sự tử tế và phục vụ khách hàng tận tâm làm phương châm cho mọi hoạt động.
Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

(GLO)- Những năm qua, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản để nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng để phục vụ xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả đôi bên.
Để cây đời bật những mầm xuân

Để cây đời bật những mầm xuân

(GLO)-Mừng xuân-mừng Đảng thêm tuổi mới, lòng ta rộn vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước, dân tộc. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng xuân mới, ôn lại chuyện cũ để chúng ta thêm tự hào, tin tưởng vào quyết tâm làm sạch mình của Đảng, thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Những người... không có Tết

Những người... không có Tết

(GLO)- Tết đến, khi mọi người, mọi nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên thì trên những cung đường, các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông (CSGT) lặng lẽ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

(GLO)- Đak Pơ là một trong những vùng chuyên canh rau lâu đời với diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng trên 121 ngàn tấn/năm. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm “Rau Đak Pơ”, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

(GLO)- Năm 2022, kinh tế-xã hội huyện Ia Pa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và người dân vững vàng bước vào năm Quý Mão 2023 với mốc lịch sử kỷ niệm 20 năm thành lập huyện.
Chuyển đổi số để phát triển

Chuyển đổi số để phát triển

(GLO)- Chuyển đổi số không còn là việc của các đô thị hiện đại mà len lỏi tới mọi ngõ ngách cuộc sống, đến vùng sâu, vùng xa; không chỉ là việc của các cơ quan nhà nước mà là số phận của từng doanh nghiệp, người dân.
Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

(GLO)- Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Tây Nguyên với nhiều loài cây quý hiếm, đặc hữu như: giáng hương, huỳnh đàn, dổi, xoay, căm xe, gáo vàng… Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã đưa một số cây lâm nghiệp quý hiếm vào trồng vừa để bảo tồn, vừa mở ra cơ hội tăng thu nhập trong tương lai.
Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

(GLO)-  Khi tình hình đất nước rất căng thẳng do sự bùng phát đợt dịch Covid-19 thứ tư, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời chuyển hướng chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh". Và với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... chúng ta đã kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa giải quyết tốt yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra.
20 năm "xanh miền đất lạ"

20 năm "xanh miền đất lạ"

(GLO)- Cách đây tròn 20 năm, 1.000 thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hăng hái tình nguyện tham gia Dự án phát triển nông thôn, miền núi (giai đoạn 2003-2005) tại 25 tỉnh, thành trong cả nước theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 13-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong số này có 36 người tỏa về 9 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.