Ý nghĩa chiến lược của Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Đòn tiến công Mậu Thân 1968 đã gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ, làm rúng động cả dư luận thế giới, tạo ra và lan tỏa phong trào cả thế giới chống quân xâm lược Mỹ, ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.

Đêm 30 rạng ngày 31-1-1968, đêm Giao thừa Tết Mậu Thân, quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công đánh vào 4 thành phố lớn, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, 4 bộ tư lệnh quân đoàn và hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và 100 cơ sở hậu cần-kỹ thuật của Mỹ-ngụy.

Ở Gia Lai, lúc 0 giờ 55 phút ngày 31-01-1968 (tức ngày mùng Một Tết), tại thị xã Pleiku, các đơn vị lực lượng vũ trang và bán vũ trang, các đội công tác từ các Khu (huyện) quanh thị xã đã phối hợp nổ súng tấn công bằng phi pháo và bộ binh vào các mục tiêu đã dự định, như: Cơ quan Quân đoàn II (ngụy), sân bay AREA, sân bay Cù Hanh, Tỉnh đoàn bảo an, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Pleiku, Ty Cảnh sát, Tòa Hành chính, Hội quán Phượng Hoàng... Tiêu diệt hàng trăm tên địch, phá hủy và làm hỏng nhiều máy bay chiến đấu và xe tăng, xe bọc thép của địch... Cuộc tấn công, tập kích bất ngờ đã làm cho địch rối loạn, hoảng sợ, nhiều toán địch tháo chạy thoát thân. Trong suốt các ngày từ mùng Một đến mùng Ba Tết, các cứ điểm của địch quanh thị xã Pleiku liên tục bị quân ta pháo kích, tập kích, chống lại phản kích của địch. Vận động hàng ngàn quần chúng nhân dân các vùng lân cận đứng lên biểu tình, mang theo băng rôn, khẩu hiệu biểu lộ tinh thần đoàn kết chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ủng hộ cách mạng, kêu gọi binh lính địa phương bất bạo động.

Từ đêm 30 Tết Mậu Thân, cùng với quân dân thị xã Pleiku, các khu (huyện) An Khê, Kông Chro, Cheo Reo, Phú Thiện, Phú Bổn, Phú Túc, Phú Nhơn... các lực lượng vũ trang và bán vũ trang địa phương và hàng ngàn quần chúng nhân dân cũng đồng loạt tấn công và nổi dậy, tiêu diệt các đồn bốt trong khu vực, phối hợp với đấu tranh chính trị, chia cắt, phân tán địch để đối phó chúng tập hợp lực lượng phản kích lại ta. Bí bách trước tình hình bị bao vây cô lập, nhiều trung đội, tiểu đội địa phương quân địch đã hạ súng đầu hàng, hoặc bất bạo động, hoặc tháo chạy, mất tinh thần chiến đấu, tan rã... Quận trưởng Phú Nhơn (nay là huyện Chư Pưh) đã tức tốc gọi điện cho “thượng cấp”-Tỉnh trưởng Pleiku xin chi viện, giải vây trong lúc tại thị xã tỉnh lỵ này cũng đang “rối như tơ vò”, còn sức đâu mà chi viện cho hạ cấp.

Trước đó, khi nhận được chủ trương mở đợt tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, Tỉnh ủy Gia Lai đã tổ chức học tập, quán triệt, nâng cao nhận thức về tư tưởng, quyết tâm chính trị và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lực lượng vũ trang và các cấp ủy địa phương, phân công các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy phụ trách từng địa bàn. Đồng thời, tổ chức vận động hàng vạn quần chúng nhân dân vùng giải phóng tham gia dân công hỏa tuyến, ủng hộ hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, đảm bảo hậu cần, y tế... tạo không khí phấn khởi, tin tưởng, ủng hộ cả về sức người, sức của cho cách mạng, góp phần dành thắng lợi cho cuộc tổng tấn công. Trong vùng địch tạm chiếm, các đội công tác vũ trang, bán vũ trang vận động các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cơ sở của ta chuẩn bị các điều kiện về vật chất ủng hộ bộ đội, cán bộ, chiến sĩ khi vào vùng nội thị và vùng địch tạm chiếm. Đã có nhiều gia đình nấu bánh chưng, bánh tét ủy lạo cho cán bộ, chiến sĩ; che chở, cứu chữa thương binh...

Kết thúc Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, mặc dù ta tổn thất không nhỏ (350 cán bộ, chiến sĩ tỉnh Gia Lai hy sinh; 1.949 người bị địch bắt, 177 người bị thương và mất tích, sự tổn thất đó là do cuộc tấn công không cân sức giữa lực lượng ta và địch. Mặt khác, do điều kiện giao thông liên lạc khó khăn, cho nên sự hợp đồng tác chiến giữa các lực lượng, các cánh quân của ta chưa bảo đảm. Quần chúng tham gia nổi dậy, biểu tình bị địch đàn áp, gây nhiều tổn thất...) nhưng cuộc tấn công và nổi dậy bất ngờ đối với kẻ thù dù đó là ngay tại sào huyệt, hang ổ của chúng. Kết quả đã có 3.500 tên địch bỏ mạng, trong đó có 1.300 tên Mỹ; 580 xe quân sự, 35 khẩu pháo bị ta phá hủy, đốt cháy hàng triệu lít xăng dầu... Cùng với đó, ta đã vận động 247 binh lính địch đào bỏ ngũ, giải phóng cho hơn 18.000 dân trong các ấp chiến lược, trại tập trung, khu dồn dân của chính quyền ngụy.

Những con số nêu trên, dù ta có tổn thất về lực lượng không nhỏ nhưng thắng lợi chúng ta giành được là to lớn, tỉnh ta đã góp phần quan trọng cùng cả chiến trường miền Nam tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tạo bước ngoặt lịch sử, quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm đảo lộn chiến lược chiến tranh của Mỹ tại miền Nam. Ngày 30-3-1968, tướng Westmoreland đến Sài Gòn để phổ biến chủ trương của chính phủ Mỹ là bãi bỏ chiến lược “tìm diệt và bình định”-một chiến lược mà họ kỳ vọng vào nó có thể đẩy lùi quân chủ lực của ta; thay thế bằng chiến lược “quét và giữ” hòng giữ các vị trí chiến lược quan trọng nhằm đảm bảo cho quân Mỹ không bị thiệt hại nặng; quân ngụy không bị tan rã, sụp đổ để rồi sẽ thay dần quân Mỹ trên toàn chiến trường và giữ vai trò chính trong cuộc chiến. Và chỉ sau một ngày, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Johnson thông báo hạn chế hoạt động của Mỹ ở Việt Nam; ra lệnh ngừng ném bom, bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; cử người đại diện đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Paris (Pháp) bắt đầu từ ngày 13-3-1968. Bản “thông báo” nói trên của Tổng thống Mỹ chính là sự thừa nhận của người Mỹ về sự thất bại của họ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và “chiến tranh phá hoại” ở miền Bắc.

Nhìn toàn cục trên cả chiến trường miền Nam, thắng lợi của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam có ý nghĩa lịch sử to lớn, là một đòn giáng mạnh vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược “chiến tranh cục bộ” bằng chiến lược “phi Mỹ hóa chiến tranh” rồi “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tổng thống Mỹ Johnson tưởng rằng, với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa hơn 50 vạn quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp chiến đấu với Quân giải phóng miền Nam, Mỹ có thể cứu vãn chế độ ngụy quyền Sài Gòn đang trên đà sụp đổ, làm thay đổi cục diện chiến trường sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Thế nhưng, toàn bộ những cố gắng của “Nhà Trắng” trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã bị phá sản do quân và dân miền Nam anh dũng chiến đấu, mà đỉnh cao là Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Thắng lợi to lớn của quân và dân miền Nam Tết Mậu Thân 1968 là tiền đề cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân ta trong mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc-Nam sum họp một nhà!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

(GLO)- Với phương châm hoạt động kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, hơn 20 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thăng Long đã có những đóng góp thiết thực trong công tác an sinh xã hội, giúp nhiều gia đình người dân tộc thiểu số có chỗ ở ổn định.
An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

(GLO)- Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thị xã phát triển toàn diện và bền vững.
Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

(GLO)- Có lẽ xuất phát từ tình yêu nông nghiệp sạch và tâm huyết với cây hồ tiêu vốn nổi tiếng một thời đang có nguy cơ mai một bởi tư duy sản xuất chạy theo thị trường mà những người trẻ sinh sống ở vùng đất Lệ Chí đã từng bước gầy dựng lại vùng hồ tiêu hữu cơ. Hơn thế, họ còn mong muốn đưa thương hiệu hồ tiêu của quê mình vươn tầm ra thế giới.
Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Păh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong 17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra có 16 chỉ tiêu đạt và vượt. Đặc biệt, các khâu đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực lợi thế mang lại những kết quả tích cực.
Hơi thở mùa xuân

Hơi thở mùa xuân

(GLO)- Mùa xuân vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm. Riêng tôi, tôi cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua từng hơi thở. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi tháng Chạp khóa cửa chuẩn bị đón ngày sang, tôi lại hoài mong nét tươi mới của mùa xuân.
Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

(GLO)- Năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện cùng với sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội theo nghị quyết HĐND huyện giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết kịp thời, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về lại "thủ đô kháng chiến"

Về lại "thủ đô kháng chiến"

(GLO)- Tôi đã nhiều lần về thủ đô cách mạng một thời ở Tân Trào, mỗi lần về tuy thời gian lưu lại không lâu, nhưng với người hay “khám phá”, tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm những điều có thể mà trước đó chỉ nghe hoặc đọc ở đâu đó từ người khác, từ sách báo… 
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

(GLO)- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (địa chỉ 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Công ty luôn dùng uy tín, chất lượng, sự tử tế và phục vụ khách hàng tận tâm làm phương châm cho mọi hoạt động.
Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

(GLO)- Những năm qua, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản để nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng để phục vụ xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả đôi bên.
Để cây đời bật những mầm xuân

Để cây đời bật những mầm xuân

(GLO)-Mừng xuân-mừng Đảng thêm tuổi mới, lòng ta rộn vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước, dân tộc. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng xuân mới, ôn lại chuyện cũ để chúng ta thêm tự hào, tin tưởng vào quyết tâm làm sạch mình của Đảng, thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Những người... không có Tết

Những người... không có Tết

(GLO)- Tết đến, khi mọi người, mọi nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên thì trên những cung đường, các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông (CSGT) lặng lẽ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

(GLO)- Đak Pơ là một trong những vùng chuyên canh rau lâu đời với diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng trên 121 ngàn tấn/năm. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm “Rau Đak Pơ”, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

(GLO)- Năm 2022, kinh tế-xã hội huyện Ia Pa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và người dân vững vàng bước vào năm Quý Mão 2023 với mốc lịch sử kỷ niệm 20 năm thành lập huyện.