Sê San thức giấc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

1. Tròn 30 năm trước, tôi từng lặng ngắm cột thác Ialy cao vút, bọt tung trắng xóa giữa một vùng rừng núi hoang vu và say sưa nghe già làng kể truyền thuyết về một cô gái xinh đẹp gắn với tên gọi của dòng thác Ialy hùng vĩ nhất trên dòng sông Sê San. Đó cũng là lúc, dòng Sê San bắt đầu mang một sứ mệnh mới, đánh thức cả vùng đất Tây Nguyên bao la.

Ngày 4-11-1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Ialy. Sau hơn 7 năm “nếm mật nằm gai” của chủ đầu tư và các đơn vị thi công, ngày 12-5-2000, tổ máy số 1 phát điện. Tôi cũng như những người chứng kiến thời khắc đó đều vỡ òa vì hạnh phúc. “Tây Nguyên sáng rồi!”-ai đó reo lên. Hơn 1 năm sau, tổ máy cuối cùng trong 4 tổ máy của Nhà máy Thủy điện Ialy đã phát điện và hòa lưới điện quốc gia. Sau Ialy, 2 nhà máy thủy điện khác trên dòng sông Sê San thuộc Công ty Thủy điện Ialy là Pleikrông, Sê San 3 đã lần lượt ra đời, nâng tổng công suất thiết kế của 3 nhà máy lên 1.080 MW, sản lượng điện bình quân 5 tỷ 310 triệu kWh/năm.

Ông Đoàn Tiến Cường-Giám đốc Công ty Thủy điện Ialy-cho biết: Sau 22 năm kể từ khi tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Ialy phát điện, đến cuối tháng 11-2022, sản lượng điện của 3 nhà máy sản xuất đã cán mốc sản xuất 100 tỷ kWh. Cột mốc được xác lập vừa đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt-người có vai trò đặc biệt trong việc hình thành và phát triển hệ thống điện quốc gia cũng như đánh thức dòng sông Sê San, nên mang rất nhiều ý nghĩa.

Thủy điện Ialy nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý

Thủy điện Ialy nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý

Nhằm phát huy tối đa nguồn thủy năng to lớn của Sê San, đến nay, các chủ đầu tư đã xây dựng và đưa vào hoạt động 7 nhà máy thủy điện lớn nhỏ trên các bậc thang của con sông này, với tổng công suất trên 1.830 MW. Chưa dừng lại đó, ngành điện đang tiếp tục đầu tư mở rộng Nhà máy Thủy điện Ialy thêm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 180 MW, nâng tổng công suất nhà máy lên 1.080 MW và tăng thêm điện lượng trung bình 223,6 triệu kWh/năm; tăng khả năng huy động công suất giờ cao điểm mùa khô, tạo thêm 364,9 triệu kWh/năm. Dự kiến, 2 tổ máy sẽ lần lượt phát điện trong năm 2024.

Không chỉ đóng góp rất tích cực vào việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của đất nước, các nhà máy thủy điện trên sông Sê San còn làm thay đổi căn bản diện mạo, đời sống người dân Tây Nguyên, đặc biệt là 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Mỗi năm, riêng Công ty Thủy điện Ialy đóng góp trên 1.000 tỷ đồng vào ngân sách 2 tỉnh và không ngừng tăng lên. Với khoảng 600 tỷ mỗi năm, Công ty Thủy điện Ialy đóng góp đến 25% ngân sách của tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Công ty còn đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân; xây dựng các khu tái định cư ở nông thôn, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

2. Tôi trở lại thăm Ialy vào những ngày cuối năm 2022. Con đường từ quốc lộ 14 dẫn vào nhà máy dài hơn 20 km phẳng lỳ. Hai bên đường giờ đây là những xóm làng trù phú, nhà cửa khang trang và những vườn cây trái sum suê, trải rộng ngút tầm mắt.

Các công trình thủy điện là tác nhân và là động lực để hình thành những khu dân cư, đô thị mới quanh vùng, thu hút các nhà đầu tư và thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh) là một điển hình. Thị trấn được hình thành cùng với quá trình xây dựng công trình thủy điện Ialy, đến nay đã 20 năm. Anh Rơ Châm Vân-Chủ tịch UBND thị trấn-cho biết: Thị trấn có khoảng 1.700 hộ/7.000 khẩu. Ngoài đồng bào Jrai còn có cư dân từ nhiều nơi khác đến sinh sống, đầu tư làm ăn lâu dài, phát triển kinh tế, trồng cà phê, cao su và các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm cả ở quy mô trang trại lẫn hộ gia đình. Thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ; nhà cửa khang trang, hiện còn chưa đến 1% hộ có nhà dột nát và dưới 0,4% hộ nghèo. Trạm y tế, trường học các cấp đều đạt chuẩn quốc gia, 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, 86% người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện…

Ở phía bên kia lòng hồ thủy điện Ialy là các địa phương thuộc tỉnh Kon Tum. Tôi vẫn nhớ như in những ngày triển khai việc giải phóng lòng hồ, tái định canh định cư, người dân và cả chính quyền địa phương không khỏi lo lắng cuộc sống bị xáo trộn bởi sự thay đổi môi trường, phong tục tập quán sinh hoạt, canh tác... Bây giờ trở lại, tôi nhận ra nỗi lo lắng xưa kia đã tan biến từ lâu bởi cuộc sống người dân vùng dự án đã sớm ổn định và từng ngày thay da đổi thịt.

Hàng trăm ngôi nhà sàn, mái ngói ở làng Chờ, làng Chứ (xã Ia Ly, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) là nơi dừng chân lập nghiệp của các hộ gia đình người Jrai, Bahnar... Hai thập niên qua, bà con đã từ bỏ tập quán du canh du cư, đốt rừng làm rẫy để hòa vào cuộc sống mới với phương thức sản xuất, canh tác khoa học đem lại hiệu quả cao. Nhờ có nguồn nước phong phú từ lòng hồ, sản xuất nông nghiệp như trồng cà phê và các loại cây ăn quả, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở lòng hồ được phát triển, đời sống người dân địa phương nhờ đó được ổn định và nâng cao.

3. Trong số các nhà máy thủy điện nằm kế tiếp nhau trên bậc thang Sê San, Ialy là lớn nhất với công suất 720 MW. Với diện tích trên 12.000 ha mặt nước và trữ lượng trên 2 tỷ m3 nước, lòng hồ thủy điện IaLy đóng vai trò đa mục tiêu, vừa sản xuất điện, vừa điều tiết thủy văn mùa mưa lũ và cung cấp nước cho hạ du mùa khô.

Ngoài ra, Sê San còn mang đến tiềm năng du lịch to lớn. Nhà máy Thủy điện Ialy trở thành một điểm tham quan nổi tiếng và luôn đứng ở top đầu danh sách những điểm đến hấp dẫn nhất của tỉnh Gia Lai, cùng với Biển Hồ, núi lửa Chư Đang Ya… Ông Hà Cao Đông-một cán bộ của Công ty Thủy điện Ialy-cho biết: Từ năm 2003, Nhà máy đã mở cửa đón khách tham quan và ngày càng nhiều khách đến từ khắp nơi. Trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm đón gần 30.000 lượt khách.

Sông Sê San với điểm nhấn lòng hồ thủy điện, mặc nhiên trở thành điểm đến của đông đảo du khách với những trải nghiệm đáng nhớ. Không gì thi vị bằng lướt thuyền trên mặt nước trong xanh, vừa ngắm hoàng hôn với những cơn gió mát lành, vừa thưởng thức những sản vật, hương vị các món ăn từ chính dòng nước Sê San đem đến.

ĐẠI DƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

(GLO)- Với phương châm hoạt động kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, hơn 20 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thăng Long đã có những đóng góp thiết thực trong công tác an sinh xã hội, giúp nhiều gia đình người dân tộc thiểu số có chỗ ở ổn định.
An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

(GLO)- Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thị xã phát triển toàn diện và bền vững.
Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

(GLO)- Có lẽ xuất phát từ tình yêu nông nghiệp sạch và tâm huyết với cây hồ tiêu vốn nổi tiếng một thời đang có nguy cơ mai một bởi tư duy sản xuất chạy theo thị trường mà những người trẻ sinh sống ở vùng đất Lệ Chí đã từng bước gầy dựng lại vùng hồ tiêu hữu cơ. Hơn thế, họ còn mong muốn đưa thương hiệu hồ tiêu của quê mình vươn tầm ra thế giới.
Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Păh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong 17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra có 16 chỉ tiêu đạt và vượt. Đặc biệt, các khâu đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực lợi thế mang lại những kết quả tích cực.
Hơi thở mùa xuân

Hơi thở mùa xuân

(GLO)- Mùa xuân vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm. Riêng tôi, tôi cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua từng hơi thở. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi tháng Chạp khóa cửa chuẩn bị đón ngày sang, tôi lại hoài mong nét tươi mới của mùa xuân.
Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

(GLO)- Năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện cùng với sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội theo nghị quyết HĐND huyện giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết kịp thời, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về lại "thủ đô kháng chiến"

Về lại "thủ đô kháng chiến"

(GLO)- Tôi đã nhiều lần về thủ đô cách mạng một thời ở Tân Trào, mỗi lần về tuy thời gian lưu lại không lâu, nhưng với người hay “khám phá”, tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm những điều có thể mà trước đó chỉ nghe hoặc đọc ở đâu đó từ người khác, từ sách báo… 
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

(GLO)- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (địa chỉ 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Công ty luôn dùng uy tín, chất lượng, sự tử tế và phục vụ khách hàng tận tâm làm phương châm cho mọi hoạt động.
Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

(GLO)- Những năm qua, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản để nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng để phục vụ xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả đôi bên.
Để cây đời bật những mầm xuân

Để cây đời bật những mầm xuân

(GLO)-Mừng xuân-mừng Đảng thêm tuổi mới, lòng ta rộn vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước, dân tộc. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng xuân mới, ôn lại chuyện cũ để chúng ta thêm tự hào, tin tưởng vào quyết tâm làm sạch mình của Đảng, thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Những người... không có Tết

Những người... không có Tết

(GLO)- Tết đến, khi mọi người, mọi nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên thì trên những cung đường, các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông (CSGT) lặng lẽ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

(GLO)- Đak Pơ là một trong những vùng chuyên canh rau lâu đời với diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng trên 121 ngàn tấn/năm. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm “Rau Đak Pơ”, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

(GLO)- Năm 2022, kinh tế-xã hội huyện Ia Pa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và người dân vững vàng bước vào năm Quý Mão 2023 với mốc lịch sử kỷ niệm 20 năm thành lập huyện.
Chuyển đổi số để phát triển

Chuyển đổi số để phát triển

(GLO)- Chuyển đổi số không còn là việc của các đô thị hiện đại mà len lỏi tới mọi ngõ ngách cuộc sống, đến vùng sâu, vùng xa; không chỉ là việc của các cơ quan nhà nước mà là số phận của từng doanh nghiệp, người dân.
Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

(GLO)- Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Tây Nguyên với nhiều loài cây quý hiếm, đặc hữu như: giáng hương, huỳnh đàn, dổi, xoay, căm xe, gáo vàng… Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã đưa một số cây lâm nghiệp quý hiếm vào trồng vừa để bảo tồn, vừa mở ra cơ hội tăng thu nhập trong tương lai.
Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

(GLO)-  Khi tình hình đất nước rất căng thẳng do sự bùng phát đợt dịch Covid-19 thứ tư, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời chuyển hướng chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh". Và với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... chúng ta đã kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa giải quyết tốt yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra.
20 năm "xanh miền đất lạ"

20 năm "xanh miền đất lạ"

(GLO)- Cách đây tròn 20 năm, 1.000 thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hăng hái tình nguyện tham gia Dự án phát triển nông thôn, miền núi (giai đoạn 2003-2005) tại 25 tỉnh, thành trong cả nước theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 13-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong số này có 36 người tỏa về 9 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.