Gia Lai: Xuyên đêm trên sông Sê San nhử mồi câu loài "thủy quái" đuôi đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để câu được những chú cá lăng đuôi đỏ "khổng lồ" nặng vài chục kg/con trên dòng Sê San, các cần thủ phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm. Họ phải vật lộn cả đêm mới đưa được "thủy quái" đuôi đỏ lên bờ. Có những chuyến đi họ thu về hàng triệu đồng, nhưng có nhiều lần lại phải vác cần không lên bờ.

Xuyên đêm chờ "thủy quái" đuôi đỏ cắn câu

Nhiều năm nay, những cần thủ này chọn dòng sông Sê San để buông cần săn "thủy quái" – cá lăng đuôi đỏ. Sông Sê San, đoạn chảy qua xã Ia Kreng (huyện Chư Păh, Gia Lai) từ lâu đã nổi tiếng với những "thủy quái" khổng lồ từ 10kg, 30kg, 60kg thậm chí đã có con nặng đến 70kg.

Anh Vũ Đình Quỳnh (SN 1982, trú tại thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) đã có gần 10 năm đi săn "thủy quái"- một trong những cần thủ sát cá.

 

Con cá lăng đuôi đỏ đầu tiên nặng 3kg của nhóm cần thủ thả câu trên sông Sê San, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Con cá lăng đuôi đỏ đầu tiên nặng 3kg của nhóm cần thủ thả câu trên sông Sê San, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.


Theo anh Quỳnh, cá ở sông Sê San đa phần là cá khủng, bờ sông từng khe đá lởm chởm nên rất khó câu. Đặc biệt là khi kéo cá lên bờ, vì thế đa số những cần thủ ở đây đều sắm cho mình những bộ cần "xịn" từ 1 triệu đồng trở lên.

Nếu ai muốn câu những con cá lăng đuôi đỏ "khổng lồ" mà sử dụng những chiếc cần bình thường sẽ không thể kéo cá lên bờ. Chiếc cần anh Quỳnh đang sử dụng khoảng hơn 1 triệu đồng mà phải làm cá mệt mới có thể kéo được lên bờ đấy.

Mấy năm trước, có lần anh câu được con cá lăng hơn 50kg. Đấy là lần câu nhớ đời nhất của anh khi phải giữ cần cả mấy tiếng đồng hồ, lúc nào cũng phải gồng mình, đạp chân vào tảng đá để cá không kéo mình xuống sông.

"Giờ loại to thế hiếm lắm, mấy năm mới có người may mắn bắt được vì tập tính loài này ngược dòng nước nên mắc câu chúng vùng vẫy rất mạnh. Còn đối với cá lăng vài ký thì dễ, giờ nào nó cũng đớp", anh Quỳnh chia sẻ với PV Báo DANVIET.VN.


 

 Để câu được những chú cá lăng đuôi đỏ
Để câu được những chú cá lăng đuôi đỏ "khổng lồ" trên dòng Sê San, các cần thủ tỉnh Gia Lai phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm. Thậm chí bỏ mạng trên dòng sông Sê San.


Ngoài làm thức ăn cho gia đình, mỗi ký cá lăng đuôi đỏ có giá từ 300.000 -400.000 đồng có thể mang lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đình anh Quỳnh cũng như những cần thủ khác. Nhiều đêm các cần thủ có thể thu về hàng triệu đồng, tuy nhiên cũng có khi phải vác cần không lên bờ.

Trong lúc buông cần đợi cá khủng cắn câu, ông Phan Văn Phận – đội trưởng nhóm cần thủ cho hay: "Tùy theo từng mùa chúng tôi câu từng loại cá khác nhau. Mùa này câu cá lăng, tháng 3 câu cá chép, tháng 11 câu cá ngựa (giống cá trắm đen), còn cá rô phi mùa nào cũng có...".

Mỗi loài cá sẽ có cách câu, dùng mồi khác nhau. Năm nay ít mưa nên lượng cá câu được không nhiều. Nhớ mùa này năm trước mưa nhiều, mỗi ngày ông Phân mang cả chục ký cá về.

" Nhóm câu cá của tôi có nguyên tắc không sử dụng cách kích điện. Bởi việc này sẽ giết sạch cả cá lớn lớn lẫn cá bé, hơn nữa cũng chỉ bắt được một vài con, còn lại sẽ chết hoặc bị tật không lớn được. Nếu gặp các trường hợp kích điện tận diệt nhóm sẽ nhắc nhở hoặc báo chính quyền để xử lý", ông Phận tiết lộ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.


 

 Theo các cần thủ, mồi câu cá lăng đuôi đỏ nhạy nhất là giun, nhìn lòng sông chỗ nào có hờm đá, nước cuộn thì ném mồi vào chắc chắn có cá lăng
Theo các cần thủ, mồi câu cá lăng đuôi đỏ nhạy nhất là giun, nhìn lòng sông chỗ nào có hờm đá, nước cuộn thì ném mồi vào chắc chắn có cá lăng



Nhóm cần thủ sát cá của ông Phận có khoảng 5 người, tất cả đều ở thị trấn Ia Ly. Nhóm cần thủ này ai cũng giống nhau đó là sẵn sàng ôm cần xuyên đêm đợi cá "khủng" cắn câu.

Rạng sáng, cần thủ vật lộn đưa "thủy quái" lên bờ

Hai giờ sáng, chiếc cần của ông Phận rung lên mọi người vùng dậy kéo cần, "thủy quái" quá lớn giằng đứt cước 3 cần.

Duy nhất ông Phận sau gần một tiếng giật nhả, khéo léo đã chinh phục được "thủy quái" nặng 10 kg, dài gần một mét. Lúc này, trên gương mặt của nhóm cần thủ ai cũng hào hứng đưa cá lên bờ. Họ vui hơn vì đã chinh phục được "thủy quái" đuôi đỏ, điều mà cần thủ nào cũng muốn có được trên dòng Sê San.


 

Chú
Chú "thủy quái"-cá lăng đuôi đỏ đầu tiên đã được nhóm ông Phận đưa lên bờ vừa kịp lúc trời sáng.


"Cá lăng kiếm ăn ngược dòng nước nên cơ thể nó rắn chắc, khỏe mạnh vô cùng. Nhìn lòng sông chỗ nào có hờm đá, nước cuộn thì ném mồi giun vào đó thì chắc chắn sẽ có lăng", ông Phận chia sẻ.

Theo ông Phận, khi cá cắn câu việc gỡ móc câu hoặc khi cá mắc dưới nước cần có kinh nghiệm, sơ ý sẽ bị nước cuốn ngay vì dày đặc đá ngầm dưới sông. Đó là chưa kể nước lạnh buốt, ngã xuống rất dễ bị chuột rút. Trước đây, đã có nhiều vụ đuối nước thương tâm trong lúc câu cá.


 

 Hai con cá lăng đuôi đỏ mỗi con nặng 30kg và 31kg cũng được một cần thủ câu ngay tại khúc sông này
Hai con cá lăng đuôi đỏ mỗi con nặng 30kg và 31kg cũng được một cần thủ câu ngay tại khúc sông này.


Mới đây (rạng sáng ngày 2/9), ngay tại khúc sông Sê San này ông Nguyễn Chất Sâm (50 tuổi, trú tại thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cùng các công nhân của mình đang buông cần dưới dòng hồ Sê San. Khi mọi người đang trò chuyện với nhau thì 2 chiếc cần bỗng giật mạnh. Lúc này, hai con cá lăng đuôi đỏ đã cắn câu.

"Từ trước tới nay, con cá lăng bình thường chỉ từ 2 - 7 ký. Cũng có một số con cá lăng đuôi đỏ nặng từ 20 đến 30 ký nhưng rất hiếm người bắt được. Đây là lần đầu tiên chúng tôi câu được 2 con cá lăng đuôi đỏ nặng đến 61kg. Để đưa 2 con "thủy quái" này lên bờ, tôi và mọi người phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ giằng co dưới dòng sông Sê San", ông Sâm phấn khởi nói.

 

 Cá lăng đuôi đỏ có giá trị kinh tế khá cao, từ 300.000-400.000/kg
Cá lăng đuôi đỏ có giá trị kinh tế khá cao, từ 300.000-400.000/kg.


Ông Rơ Châm Tâm, Chủ tịch UBND xã Ia Kreng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho biết, người dân ở đây tận dụng khúc sông Sê San đánh bắt thủy sản phục vụ cuộc sống lúc nông nhàn. Để đảm bảo an toàn xã đã cắm các biển cảnh báo những khúc sông nguy hiểm, cắt cử lực lượng tuần tra kiểm soát, bởi vậy 3 năm trở lại đây không xảy ra vụ đuối nước nào. Ngoài ra, xã vận động người dân giao nộp kích điện, đồng thời kiên quyết xử lý các đối tượng sử dụng kích điện đánh bắt tận diệt thủy sản.


https://danviet.vn/gia-lai-xuyen-dem-tren-song-se-san-nhu-moi-cau-loai-thuy-quai-duoi-do-20210903025909449.htm

Theo Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.