Nàng tiên xứ mộc hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiếc xe khách thả tôi xuống đỉnh đèo. Trời chiều. Gió lộng. Thảm lá rừng rờn bay trong sương. Mắt dõi theo con đường uốn lượn, tôi cố tìm lối xưa. Nhưng bất lực.

Hai mươi năm trước, tôi đã đến nơi này, khi con đường mới đang thi công. Ý định là sẽ đi hết tuyến đường 14 nối Tây Nguyên với duyên hải miền Trung nên suốt một ngày trời, tôi đã nhảy lên mọi phương tiện, từ xe ben chở đá, rồi máy xúc, thậm chí là cả… xe bò, để tiến từng đoạn một. Nhưng rồi, một trận mưa khủng khiếp trút xuống, một mỏm núi đổ ụp chắn đường.

Đêm đó, tôi nằm trong lán của những người thợ cầu đường, nghe mưa dội xuống mái tôn mà sốt ruột. Khoảng 10 giờ đêm, mưa tạnh. Trăng rừng lên, thanh sạch vô ngần. Tôi muốn ra ngoài nhưng anh kỹ sư đội trưởng ngăn lại, bảo mưa xong đất đá trên núi hay sạt lở. Với lại, khu vực này nhiều gấu, những đêm thế này, chúng rất thích mò ra đường chơi trăng.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm. Mây núi cuồn cuộn đùn. Trong mây trắng bồng bềnh bỗng có tiếng cười nói trong veo, rồi bóng những tiên núi trong xiêm y thổ cẩm hiện ra. Mỗi nàng mang trên lưng một gùi hoa. Những bông hoa lớn màu nâu nở xòe đung đưa, đung đưa theo nhịp bước.

Tôi dụi mắt mấy lần, ngẩn người ngỡ mình mơ. Rồi như có một hấp lực kỳ lạ hút tôi đi theo. Xuống tới chân núi thì mây vừa tan, đủ để thấy dáng hình sơn nữ. Và những đóa hoa lớn màu nâu trên lưng họ là những khúc gỗ dẻ được nêm cho nứt ra thành hình hoa dã quỳ. Các sơn nữ nhanh chóng tỏa ra theo những lối mòn, rồi mất hút vào cây lá. Tôi đứng ngây người rồi vội vàng ruổi theo bóng một sơn nữ thấp thoáng xa xa. Và tôi đã lạc. Lạc vào ngôi làng có bạt ngàn hoa củi. “Xứ mộc hoa!”.

Tôi thốt lên, mắt vẫn không rời bóng nàng. Nàng đi vào ngôi nhà gần bìa rừng. Chiếc gùi hoa nhẹ nhàng tuột khỏi lưng. Động tác hạ gùi mềm mại mà dứt khoát, đẹp như một vũ điệu. Tôi vội vàng bấm máy. Tiếng cửa trập máy ảnh khiến nàng giật mình. Nàng ngỡ ngàng chớp mắt nhìn tôi bằng đôi mắt nâu to. Vẻ đẹp bản nhiên thánh thiện của nàng khiến tôi lập bập: “Em tên gì?”. Nàng bối rối thu hai tay trước ngực, đáp nhỏ bằng tiếng Kinh lơ lớ: “Mừn... Y Sa”. “Y Sa có chồng chưa?”. “Y Sa... chưa bắt được ai đâu!”. “Y Sa bao nhiêu tuổi?”. “Y Sa... 2 tuổi rồi đấy!”. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, nàng khẽ cười: “Một tuổi của người Jẻ Triêng bằng 13 tuổi của người Kinh mà!”. Vậy là, nàng đã 26 tuổi.

Nàng vội vàng xếp lại đống củi. Tôi gặng hỏi mãi nàng mới kể. Theo tục của người Jẻ Triêng, khi tới tuổi lấy vợ, người con trai sẽ vào rừng bẫy thú về treo trên đầu vách nhà rông. Nhìn vào số đầu thú biết chàng trai có tài săn bắn đến đâu, có đủ sức làm chồng làm cha, đủ sức chiến đấu bảo vệ buôn làng hay không. Còn các cô gái khi đến tuổi bắt chồng thì vào rừng chặt 100 bó củi gùi về. Nhìn vào những bó củi người ta biết cô gái ấy có khéo léo đảm đang, có đủ sức dẻo dai để làm vợ làm mẹ, để trỉa lúa, trồng bông, dệt vải hay không. Trưng bày củi chính là cách khoe phẩm hạnh kín đáo của các cô gái Jẻ Triêng. Củi cũng là món hồi môn để các cô gái mang theo về nhà chồng.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

“Y Sa chặt củi lâu chưa?”. “Từ năm Y Sa 1 tuổi”. Câu nói của nàng chất chứa nỗi buồn. Ngôi làng nhỏ quá, chỉ có mấy chục ngôi nhà. Y Sa muốn, nhưng không chàng trai nào chịu để cho Y Sa bắt. Vì bố mẹ Y Sa đã mất, nàng chỉ ở một mình. Những mùa rẫy qua đi, gái trai đã vào cặp hết, Y Sa chỉ còn biết lặng lẽ chờ. “Củi của Y Sa nó già rồi đấy”. Câu nói đầy nỗi niềm khiến tim tôi rung lên những nhịp xa xót. Tôi giơ máy bấm liên tục. Tôi muốn có một bộ ảnh độc đáo về nàng tiên núi xứ mộc hoa. “Thế Y Sa có được thấy ảnh không?”-nàng buột hỏi. “Có, có chứ. Tôi sẽ mang ảnh cho Y Sa”. “Thật không?”. “Thật!”. “Thề đi!”. “Thề!”. Nàng nghiêng đầu, mở to mắt nhìn tôi không chớp. Ánh nhìn biếc xanh màu lá: “Y Sa sẽ đợi...”.

Vậy mà đã 20 năm rồi. Những bức ảnh tôi chụp Y Sa đứng bên đống củi bắt chồng đã được in trên rất nhiều tờ báo, nhưng nàng thì chưa một lần được ngắm. Tôi đã quên không hỏi tên ngôi làng nên không thể gửi ảnh qua đường bưu điện. Sự vô tình này khiến tôi luôn mang cảm giác mắc nợ.

Trời sẩm tối. Tôi bỗng vụt ra một ý tưởng. Thuê vội chiếc xe máy của chủ quán ăn bên đường, tôi phóng vào đồn biên phòng gần nhất. Tôi là nhà văn quân đội, đến bất cứ đơn vị nào cũng như về nhà. Ngay trong bữa rượu đêm rừng biên tái, anh đồn trưởng đã cho gọi A Tình-Đội trưởng Đội Công tác địa bàn, một người Jẻ Triêng lên giao nhiệm vụ. Sau khi xem những bức ảnh của Y Sa, A Tình gật đầu chắc nịch: “Sẽ tìm được thôi”.

Sáng hôm sau, A Tình chở tôi về nhà. Thấy chồng, vợ A Tình vừa mừng vừa ngạc nhiên. A Tình giọng nghiêm trang: “Không phải về chơi đâu. Về làm nhiệm vụ khó lắm đấy”. Nói rồi, A Tình giới thiệu vợ anh, Y Mốt, và nói ý định của tôi. Tôi đưa những tấm ảnh. Y Mốt cầm xem một hồi rồi khẳng định: “Em chưa gặp người này”. “Vợ cố nhớ lại đi...”-A Tình nài. Y Mốt nhìn chồng, rồi quay ra nhìn tôi, ánh mắt dò hỏi: “Anh là người yêu của người trong ảnh à?”. Tôi bối rối, ấp úng giãi bày. Y Mốt bất ngờ buông một câu cảm thán: “Thương thế!”.

Sau một hồi im lặng, giọng A Tình thoắt trở nên quả quyết: “Các làng người Jẻ Triêng ngày xưa đã về các làng định cư rồi. Bây giờ chúng mình sẽ mang ảnh đi từng làng hỏi”. Vậy là, chúng tôi đi cả ngày trời khắp mấy ngôi làng dưới chân dãy Ngọc Linh. Những tấm ảnh chụp Y Sa ngày xưa chúng tôi chìa ra thường nhận được những cái lắc đầu: “Làng mình không có người này đâu”.

Mệt mỏi và thất vọng, chúng tôi trở lại quán ăn ven đường. Ông chủ quán tưởng tôi trả xe máy, nói xẵng một câu: “Cứ để đấy”. Nhưng khi nghe tôi nói chưa xong việc, ông bỗng tò mò hỏi lại: “Việc gì mà 2 ngày chưa xong?”. Tôi liền chìa những tấm ảnh, hỏi về Y Sa. “Y Sa… Y Sa à? Tôi… có biết. Con bé đó rất đẹp!”. Tim rộn lên, tôi hỏi: “Y Sa giờ ở đâu?”. Nhìn vẻ mặt khấp khởi của tôi, ông chủ quán gật gật đầu. Và ông kể rằng, từ ngày con đường làm xong, người qua lại vùng này nhiều lắm. Người Kinh từ đồng bằng và các thành phố lên nhiều. Người các dân tộc khác từ các tỉnh đến cũng đông. Cả người ngoại quốc nữa. Rồi một ngày không còn thấy Y Sa… “Vô lý”-Tôi bất thần nổi cáu. Ông chủ quán khựng nhìn tôi, rồi thủng thẳng: “Có người bảo Y Sa đã bắt được một anh chồng người Jrai rồi về Chư Păh sống. Có người bảo cô ấy đã lấy một anh kỹ sư cầu đường và theo chồng về Sài Gòn. Có người lại bảo, Y Sa đã gặp một du khách người Đan Mạch rồi theo ông ta về nước. Cả ba khả năng ấy đều có lý đấy”.

Có một cái gì đó tựa hồ một hố sâu bất thần hẫng sụt trong lòng, tôi vội vàng chào ông chủ quán, kéo A Tình lên xe. Về tới nhà A Tình rồi mà tôi vẫn chưa thoát ra khỏi những phức cảm rối bời, mừng vui, buồn ghen lẫn lộn. Như đọc được ý nghĩ trong đầu tôi, mắt A Tình bỗng sáng lên: “Sao anh không đưa ảnh Y Sa lên mạng nhờ người tìm nhỉ?”. Tôi ớ người, khen A Tình có ý tưởng hay. Tôi mở Facebook, viết status tìm Y Sa. Nhưng một bàn tay thon mềm đã nhẹ nhàng che màn hình của tôi lại. Tôi ngẩng lên. Y Mốt nhìn tôi. Một cái nhìn tinh tế và thấu cảm. “Không nên làm thế anh ạ!”.

Ừ nhỉ. Hai mươi năm, mọi chuyện khác rồi. Sao tôi còn lẩn thẩn.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

(GLO)- Với phương châm hoạt động kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, hơn 20 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thăng Long đã có những đóng góp thiết thực trong công tác an sinh xã hội, giúp nhiều gia đình người dân tộc thiểu số có chỗ ở ổn định.
An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

(GLO)- Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thị xã phát triển toàn diện và bền vững.
Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

(GLO)- Có lẽ xuất phát từ tình yêu nông nghiệp sạch và tâm huyết với cây hồ tiêu vốn nổi tiếng một thời đang có nguy cơ mai một bởi tư duy sản xuất chạy theo thị trường mà những người trẻ sinh sống ở vùng đất Lệ Chí đã từng bước gầy dựng lại vùng hồ tiêu hữu cơ. Hơn thế, họ còn mong muốn đưa thương hiệu hồ tiêu của quê mình vươn tầm ra thế giới.
Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Păh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong 17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra có 16 chỉ tiêu đạt và vượt. Đặc biệt, các khâu đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực lợi thế mang lại những kết quả tích cực.
Hơi thở mùa xuân

Hơi thở mùa xuân

(GLO)- Mùa xuân vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm. Riêng tôi, tôi cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua từng hơi thở. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi tháng Chạp khóa cửa chuẩn bị đón ngày sang, tôi lại hoài mong nét tươi mới của mùa xuân.
Chư Sê: Vùng kinh tế động lực phía Nam

Chư Sê: Vùng kinh tế động lực phía Nam

(GLO)- Dù tiếp tục chịu tác động do đại dịch Covid-19 cũng như giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, Chư Sê cơ bản hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Đây là tiền đề để huyện tiếp tục bứt phá trong năm 2023, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh và xứng tầm là vùng kinh tế động lực phía Nam tỉnh.
Về lại "thủ đô kháng chiến"

Về lại "thủ đô kháng chiến"

(GLO)- Tôi đã nhiều lần về thủ đô cách mạng một thời ở Tân Trào, mỗi lần về tuy thời gian lưu lại không lâu, nhưng với người hay “khám phá”, tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm những điều có thể mà trước đó chỉ nghe hoặc đọc ở đâu đó từ người khác, từ sách báo… 
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

(GLO)- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (địa chỉ 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Công ty luôn dùng uy tín, chất lượng, sự tử tế và phục vụ khách hàng tận tâm làm phương châm cho mọi hoạt động.
Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

(GLO)- Những năm qua, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản để nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng để phục vụ xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả đôi bên.
Để cây đời bật những mầm xuân

Để cây đời bật những mầm xuân

(GLO)-Mừng xuân-mừng Đảng thêm tuổi mới, lòng ta rộn vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước, dân tộc. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng xuân mới, ôn lại chuyện cũ để chúng ta thêm tự hào, tin tưởng vào quyết tâm làm sạch mình của Đảng, thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Những người... không có Tết

Những người... không có Tết

(GLO)- Tết đến, khi mọi người, mọi nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên thì trên những cung đường, các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông (CSGT) lặng lẽ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

(GLO)- Đak Pơ là một trong những vùng chuyên canh rau lâu đời với diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng trên 121 ngàn tấn/năm. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm “Rau Đak Pơ”, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

(GLO)- Năm 2022, kinh tế-xã hội huyện Ia Pa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và người dân vững vàng bước vào năm Quý Mão 2023 với mốc lịch sử kỷ niệm 20 năm thành lập huyện.
Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

(GLO)- Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Tây Nguyên với nhiều loài cây quý hiếm, đặc hữu như: giáng hương, huỳnh đàn, dổi, xoay, căm xe, gáo vàng… Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã đưa một số cây lâm nghiệp quý hiếm vào trồng vừa để bảo tồn, vừa mở ra cơ hội tăng thu nhập trong tương lai.
Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

(GLO)-  Khi tình hình đất nước rất căng thẳng do sự bùng phát đợt dịch Covid-19 thứ tư, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời chuyển hướng chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh". Và với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... chúng ta đã kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa giải quyết tốt yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra.
20 năm "xanh miền đất lạ"

20 năm "xanh miền đất lạ"

(GLO)- Cách đây tròn 20 năm, 1.000 thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hăng hái tình nguyện tham gia Dự án phát triển nông thôn, miền núi (giai đoạn 2003-2005) tại 25 tỉnh, thành trong cả nước theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 13-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong số này có 36 người tỏa về 9 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Sê San thức giấc

Sê San thức giấc

(GLO)- Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) và trải mình hàng trăm ki lô mét trên đỉnh Trường Sơn, dòng sông chảy ngược Sê San với nguồn thủy năng vô tận tự ngàn năm ngủ quên giữa đại ngàn, bỗng một ngày thức giấc.