Vươn lên từ đồng trũng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ một vùng đất trũng và nghèo nàn, đến nay, khu vực suối Hội Phú (TP. Pleiku) đã dần định hình thành khu đô thị khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người dân và du khách.

Điểm nhấn của Phố núi

...Đứng bên đầu bờ kè suối Hội Phú, phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể chiêm ngắm chùa Minh Thành với kiến trúc độc đáo. Ngoài chùa Minh Thành, trong tương lai, khi hai bên bờ kè suối Hội Phú được tôn tạo sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách. Kiến trúc sư Trần Mạnh Trường-Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku-thông tin: Với đặc điểm địa hình cao nguyên lượn sóng và phân nhỏ khá đặc trưng, TP. Pleiku có hệ thống suối và các dòng chảy phân bố rải rác kèm theo các thảm thực vật hình thành nhiều không gian xanh rải rác khắp nơi, trong đó có suối Hội Phú. Với chiều dài hơn 7,5 km chảy theo hướng Nam Bắc qua khu trung tâm đô thị, suối Hội Phú vừa đóng vai trò là dòng chảy chính, tiêu thoát nước, cải thiện môi trường, điều hòa khí hậu, vừa là trục cảnh quan chính của thành phố.

Đô thị Pleiku về đêm. Ảnh: Phạm Quý

Đô thị Pleiku về đêm. Ảnh: Phạm Quý

Từ địa hình tự nhiên, các kiến trúc sư đã khẳng định tầm quan trọng của dòng chảy này và UBND tỉnh cũng đã sớm chỉ đạo triển khai nghiên cứu lập, phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng để đánh thức tiềm năng về không gian đô thị dựa theo địa hình dọc hai bên suối Hội Phú. Trong đó, chú trọng xây dựng các không gian mở đa dạng trên tinh thần tôn vinh văn hóa bản địa và cảnh đẹp tự nhiên của khu vực để phát triển dịch vụ du lịch, giải trí và sinh hoạt cộng đồng.

Qua quá trình triển khai quy hoạch TP. Pleiku, trong đó có suối Hội Phú, đến nay, trục cảnh quan này dần được hình thành thông qua các dự án đã và đang triển khai đầu tư xây dựng như: Khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng, Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú giai đoạn 1, 2. Các công trình dọc tuyến phố quy hoạch đang dần được chỉnh trang xây mới, một số công trình, điểm nhấn đã được hình thành và là địa điểm biết đến của nhiều du khách như chùa Minh Thành. Một số công trình thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn cũng đang dần được người dân đầu tư xây dựng.

“Trong tương lai, khi các dự án dọc hai bên suối Hội Phú hoàn thành thì đây chính là khu vực đáng sống nhất của thành phố, là khu vực sôi động, là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua”-kiến trúc sư Trần Mạnh Trường mô tả.

Vươn lên tầm cao mới

Với những ý tưởng đầy sáng tạo của nhà quản lý và sự đồng tình của người dân, từ một vùng đất ngập trũng nay đã dần hình thành nên diện mạo của một đô thị hiện đại. Chị Nguyễn Thị Bích Thảo (tổ 1, phường Hội Phú) chia sẻ niềm hạnh phúc: “5 năm trước, tôi không nghĩ có sự thay đổi kỳ diệu như hôm nay. Mỗi buổi tối đi làm về, tôi phải men theo hẻm 90 Nguyễn Viết Xuân. Những ngày mưa lại cứ ước thầm có một con đường tốt để dắt xe chứ không phải gập ghềnh theo con dốc. Nhà ở cuối con đường nên chỉ có ruộng, ao rau muống và với đám cỏ dại mọc. Nay gia đình tôi có đất mặt tiền trên con đường khang trang. Tận dụng lợi thế này, tôi mở quán Cây Nhãn, hàng ngày đủ thu nhập nuôi cả nhà và các con ăn học mà không cần phải làm thợ may vá như trước nữa”. Còn anh Hà Quang Tuyến (tổ 5, phường Hội Thương) thì cho biết: “Khu đất nhà tôi thuộc hẻm Hùng Vương. Khi giải tỏa đền bù, gia đình được phân lô cấp lại đất trên chính mảnh đất của mình nhưng đã được quy hoạch lại mặt sau trở thành mặt trước hướng ra bờ kè thuộc dự án giai đoạn 2. Tôi đã xây nhà lại cùng với nhiều hộ khác tạo thành khu phố khang trang, sạch đẹp”.

Một góc bờ kè suối Hội Phú. Ảnh: Đức Thụy

Một góc bờ kè suối Hội Phú. Ảnh: Đức Thụy

Hiện nay, khu vực suối Hội Phú được quy hoạch với quy mô 116,15 ha, trong đó, diện tích đất dành cho việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật là 35,87 ha; đất xây dựng các công trình công cộng, nhà ở là 27,3 ha. Ngoài ra, quỹ đất dành cho việc xây dựng hoa viên cây xanh, mặt nước được quan tâm và dành phần lớn trong tổng thể của dự án chiếm hơn 47 ha, được triển khai 3 giai đoạn (đoạn 1 từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Nguyễn Trung Trực; đoạn 2 từ đường Nguyễn Trung Trực đến khu đô thị Hoa Lư-Phù Đổng; đoạn 3 từ khu đô thị Hoa Lư-Phù Đổng đến cầu Ia Sol, đường Cách Mạng Tháng Tám).

Việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội là bước đi trước tạo dựng cho một đô thị mới trong tương lai không xa. Nơi đây dần hình thành khu vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa, mua sắm, dịch vụ ẩm thực; hình thành phố đi bộ với kỳ vọng phát triển kinh tế đêm... đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách. Từ đó hình thành một nét mới cho Phố núi với những tiện ích đa dạng về văn hóa, khuyến khích các ngành nghề phát triển. Và, nói như anh Đặng Thế Quang-Chủ quán cà phê The Quao thì: Cả tuyến bờ kè có thế đất đẹp đem đến những kỳ vọng cho sự phát triển thương mại, dịch vụ sầm uất. Đây là góc nhìn chiến lược của chính quyền góp phần giúp vùng đất tiềm năng hồi sinh.

HUỲNH LÊ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

(GLO)- Với phương châm hoạt động kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, hơn 20 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thăng Long đã có những đóng góp thiết thực trong công tác an sinh xã hội, giúp nhiều gia đình người dân tộc thiểu số có chỗ ở ổn định.
An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

(GLO)- Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thị xã phát triển toàn diện và bền vững.
Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

(GLO)- Có lẽ xuất phát từ tình yêu nông nghiệp sạch và tâm huyết với cây hồ tiêu vốn nổi tiếng một thời đang có nguy cơ mai một bởi tư duy sản xuất chạy theo thị trường mà những người trẻ sinh sống ở vùng đất Lệ Chí đã từng bước gầy dựng lại vùng hồ tiêu hữu cơ. Hơn thế, họ còn mong muốn đưa thương hiệu hồ tiêu của quê mình vươn tầm ra thế giới.
Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Păh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong 17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra có 16 chỉ tiêu đạt và vượt. Đặc biệt, các khâu đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực lợi thế mang lại những kết quả tích cực.
Hơi thở mùa xuân

Hơi thở mùa xuân

(GLO)- Mùa xuân vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm. Riêng tôi, tôi cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua từng hơi thở. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi tháng Chạp khóa cửa chuẩn bị đón ngày sang, tôi lại hoài mong nét tươi mới của mùa xuân.
Về lại "thủ đô kháng chiến"

Về lại "thủ đô kháng chiến"

(GLO)- Tôi đã nhiều lần về thủ đô cách mạng một thời ở Tân Trào, mỗi lần về tuy thời gian lưu lại không lâu, nhưng với người hay “khám phá”, tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm những điều có thể mà trước đó chỉ nghe hoặc đọc ở đâu đó từ người khác, từ sách báo… 
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

(GLO)- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (địa chỉ 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Công ty luôn dùng uy tín, chất lượng, sự tử tế và phục vụ khách hàng tận tâm làm phương châm cho mọi hoạt động.
Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

(GLO)- Những năm qua, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản để nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng để phục vụ xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả đôi bên.
Để cây đời bật những mầm xuân

Để cây đời bật những mầm xuân

(GLO)-Mừng xuân-mừng Đảng thêm tuổi mới, lòng ta rộn vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước, dân tộc. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng xuân mới, ôn lại chuyện cũ để chúng ta thêm tự hào, tin tưởng vào quyết tâm làm sạch mình của Đảng, thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Những người... không có Tết

Những người... không có Tết

(GLO)- Tết đến, khi mọi người, mọi nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên thì trên những cung đường, các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông (CSGT) lặng lẽ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

(GLO)- Đak Pơ là một trong những vùng chuyên canh rau lâu đời với diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng trên 121 ngàn tấn/năm. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm “Rau Đak Pơ”, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

(GLO)- Năm 2022, kinh tế-xã hội huyện Ia Pa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và người dân vững vàng bước vào năm Quý Mão 2023 với mốc lịch sử kỷ niệm 20 năm thành lập huyện.
Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

(GLO)- Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Tây Nguyên với nhiều loài cây quý hiếm, đặc hữu như: giáng hương, huỳnh đàn, dổi, xoay, căm xe, gáo vàng… Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã đưa một số cây lâm nghiệp quý hiếm vào trồng vừa để bảo tồn, vừa mở ra cơ hội tăng thu nhập trong tương lai.
Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

(GLO)-  Khi tình hình đất nước rất căng thẳng do sự bùng phát đợt dịch Covid-19 thứ tư, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời chuyển hướng chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh". Và với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... chúng ta đã kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa giải quyết tốt yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra.
20 năm "xanh miền đất lạ"

20 năm "xanh miền đất lạ"

(GLO)- Cách đây tròn 20 năm, 1.000 thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hăng hái tình nguyện tham gia Dự án phát triển nông thôn, miền núi (giai đoạn 2003-2005) tại 25 tỉnh, thành trong cả nước theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 13-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong số này có 36 người tỏa về 9 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Sê San thức giấc

Sê San thức giấc

(GLO)- Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) và trải mình hàng trăm ki lô mét trên đỉnh Trường Sơn, dòng sông chảy ngược Sê San với nguồn thủy năng vô tận tự ngàn năm ngủ quên giữa đại ngàn, bỗng một ngày thức giấc.