Chuyên gia nói gì về mẹo tự kiểm tra nhiễm Covid-19 bằng cách nín thở?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi đại dịch COVID-19 đang bùng phát thì cũng xuất hiện nhiều thông tin sai lệch lan truyền, trong đó có việc tự kiểm tra nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) bằng cách nín thở trong 10 giây, vậy chuyên gia nói gì?
Hầu hết bệnh nhân trẻ mắc virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đều có thể nín thở lâu hơn 10 giây. Nhưng nhiều người già dù không bị nhiễm virus vẫn không thể làm được. Ảnh minh họa: Shutterstock
Hầu hết bệnh nhân trẻ mắc virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đều có thể nín thở lâu hơn 10 giây. Nhưng nhiều người già dù không bị nhiễm virus vẫn không thể làm được. Ảnh minh họa: Shutterstock
Một số bài đăng trên mạng xã hội tuyên bố mọi người có thể tự kiểm tra COVID-19 mỗi ngày bằng cách cố gắng nín thở trong 10 giây, như sau:
Hãy hít một hơi thật sâu và nín thở trong hơn 10 giây. Nếu hoàn thành thành công mà không ho, không khó chịu, không gặp khó khăn nào, chứng tỏ không bị xơ hóa trong phổi - do COVID-19 gây ra, có nghĩa là không bị nhiễm bệnh, theo Daily Mail.
Các chuyên gia nói gì?
Các chuyên gia cho biết bài kiểm tra hơi thở này không chính xác.
Tiến sĩ Faheem Younus, từ Đại học Maryland (Mỹ), đã công bố trên Twitter rằng điều này không đúng!
Hầu hết bệnh nhân trẻ mắc virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đều có thể nín thở lâu hơn 10 giây. Nhưng nhiều người già dù không bị nhiễm virus vẫn không thể làm được, theo Daily Mail.
Bác sĩ Thomas Nash, bác sĩ chuyên khoa phổi và bệnh truyền nhiễm từ Bệnh viện Lão khoa New York (Mỹ), nói với Reuters rằng xét nghiệm hơi thở này chỉ là sự "dựng chuyện".
Các bài đăng khác nhau đã nhầm lẫn nguồn đăng là từ Trường Đại học Stanford (Mỹ).
Và người phát ngôn của Trung tâm Y tế Đại học Stanford, Lisa Kim, khẳng định rằng thông tin “nguy hiểm” này không phải từ trường Y Stanford và không chính xác.
Mặc dù COVID-19 có thể dẫn đến viêm phổi ở một số bệnh nhân. Và tuy viêm phổi cuối cùng có thể dẫn đến xơ hóa, bác sĩ Nash cho biết loại virus này hoàn toàn mới và không ai biết nó có gây ra xơ hóa hay không.
Nhiều bài đăng cho rằng nín thở trong 10 giây để tự kiểm tra COVID-19. Điều này là không đúng vì không có cơ sở khoa học. Kiểm tra hơi thở là cách không hiệu quả để kiểm tra xơ hóa, và xơ hóa thì không liên quan đến COVID-19, theo Daily Mail.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.