Chuyên gia, nhà báo tham gia góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Gần 80 chuyên gia, các nhà báo, các luật sư, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí và luật học đã tham gia thảo luận tại hội thảo về góp ý, chỉnh sửa Luật Báo chí 2016.
Toàn cảnh Hội thảo "Cơ sở khoa học và thực tiễn chỉnh sửa Luật Báo chí 2016." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) ảnh 1

Toàn cảnh Hội thảo "Cơ sở khoa học và thực tiễn chỉnh sửa Luật Báo chí 2016." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sáng 10/6, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Cơ sở khoa học và thực tiễn chỉnh sửa Luật Báo chí 2016."

Hội thảo có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của gần 80 chuyên gia, các nhà báo, các luật sư, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí và luật học về Luật Báo chí 2016.

Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Sau 5 năm thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận nhiều đánh giá tích cực từ các bộ, ngành, địa phương và cơ quan báo chí. Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí phát triển vượt bậc, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và luật định.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn không ít bất cập. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Báo cáo số 57/BC-BTTTT ngày 30/3/2022 gửi Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung.

Báo cáo nêu đã ra 27 nội dung, nhóm nội dung có quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn của pháp luật báo chí. Những vấn đề này cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp với thực tiễn là cần thiết, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ sau hơn 6 năm thi hành Luật Báo chí, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học, công nghệ, truyền thông hiện đại, một số quy định của Luật Báo chí đã bộc lộ bất cập, chưa đáp ứng được thực tiễn hoạt động báo chí.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) ảnh 2

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Tôi rất mong hội thảo sẽ là dịp để chúng ta được lắng nghe những ý kiến chất lượng, góp ý cho câu chuyện sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí nói riêng nhưng về bản chất là đưa ra những quan điểm, tầm nhìn và kế hoạch để chúng ta làm những câu chuyện dài hơi và khó khăn hơn nữa," ông Lâm nói.

Những ý kiến đóng góp quý báu từ những cơ quan, đại biểu, chuyên gia có mặt tại hội nghị sẽ được Bộ Thông tin Truyền thông tổng hợp, tiếp thu nghiêm túc để trên cơ sở đó lập đề nghị trình Chính phủ xin ý kiến về những vấn đề cần sửa đổi trong Luật Báo chí 2016.

Nhà báo Trần Anh Tú - Phó tổng biên tập phụ trách Tạp chí Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định: "Để việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Báo chí năm 2016 theo kịp tốc độ phát triển của báo chí hiện đại cần thiết phải có sự tham gia đồng hành tích cực trên cả phương diện lý luận và thực tiễn của đông đảo chuyên gia nghiên cứu, các chuyên gia xây dựng chính sách, các nhà quả nlý và đội ngũ những người làm báo, làm luật trên toàn quốc."

Hội thảo diễn ra trong cả ngày 10/6 và sẽ đi sâu vào các vấn đề chính như: Đánh giá 5 năm thi hành Luật Báo chí 2016 và phân tích những điểm tồn tại hạn chế cần phải sửa đổi toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong giai đoạn tới.

Các đại biểu sẽ cùng phân tích dự báo, đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn về xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, những khó khăn thách thức trong việc thực hiện các chiến lược, chủ trương lớn phát triển báo chí Việt Nam (Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến 2030…) và cơ sở khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng là cơ hội để các chuyên gia trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, cơ chế, phương thức thực thi Luật Báo chí nhằm nâng cao chất lượng nội dung tác phẩm, hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và gìn giữ sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp. Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan khác.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-nha-bao-tham-gia-gop-y-chinh-sua-luat-bao-chi-2016/867443.vnp

Có thể bạn quan tâm

Nhạc sĩ Quốc Dũng - thần đồng âm nhạc - đã ra đi

Nhạc sĩ Quốc Dũng - thần đồng âm nhạc - đã ra đi

Được coi là một trong những “Thần đồng âm nhạc” của Việt Nam, suốt hơn 70 năm nơi “cõi tạm”, nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người yêu nhạc không chỉ bởi những ca khúc được yêu thích mà còn ở phong cách làm nghề đầy cá tính. Ông đã góp phần khai sinh ra dòng nhạc trẻ Việt Nam.
Gom bốn mùa vào thu

Gom bốn mùa vào thu

(GLO)- “Cảm xúc mùa thu” là chủ đề triển lãm mỹ thuật do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND thị xã An Khê khai mạc vào sáng qua (25-9) tại Nhà trưng bày Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo. Song, mùa thu như chỉ là cái cớ để triển lãm tập hợp, phô diễn vẻ tươi đẹp của đất trời, con người Tây Nguyên trong cả 4 mùa, mang đến cho người thưởng lãm những rung cảm sâu sắc.
Thơ Đào An Duyên: Miền thổ cẩm

Thơ Đào An Duyên: Miền thổ cẩm

(GLO)- Thơ của Đào An Duyên tràn đầy sắc màu, hình ảnh của thiên nhiên. "Miền thổ cẩm" không chỉ đem lại hình ảnh của những đôi tay khéo léo bên khung dệt mà còn tái hiện cả một không gian văn hóa rộng lớn của đại ngàn Tây Nguyên.
Gương mặt thơ: Đỗ Xuân Thu

Gương mặt thơ: Đỗ Xuân Thu

(GLO)- Ông là người viết thuộc vào hàng chưa tới chục người có nhiều sách nhất trong số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay với 34 đầu sách gồm: 12 thơ, 10 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 3 thể loại khác.
Sắc màu Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội

Sắc màu Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội

(GLO)- Tôi vừa đến tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại đây, tôi thêm một lần được chiêm ngắm một số tác phẩm của các họa sĩ vẽ về chủ đề Tây Nguyên với nhiều ấn tượng thú vị.
Báo Đảng các tỉnh, thành phố thảo luận về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Báo Đảng các tỉnh, thành phố thảo luận về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Ngày 18/9, tại thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc đăng cai tổ chức Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía bắc lần thứ 28, năm 2023 với chủ đề: 'Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và làng văn hóa kiểu mẫu'.
Nóng nghề viết hồi ký cho người già

Nóng nghề viết hồi ký cho người già

Không phải là các nghệ sĩ, chính khách, người nổi tiếng..., bất cứ ai nếu muốn đều có thể xuất bản một cuốn hồi ký. Dịch vụ viết hồi ký bắt đầu phổ biến từ mấy năm nay. Nhóm khách là người già chiếm đa số, những người trẻ phần vì cuộc đời chưa có mấy chuyện để tổng kết, phần khác, họ thường thích tự viết hơn là nhờ người khác.
Sự chậm trễ đáng lo

Sự chậm trễ đáng lo

Vấn đề xâm phạm bản quyền được đặt ra với rất nhiều bức xúc tại hội thảo quốc tế 'Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng' do Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, Hội Xuất bản VN, Cục Xuất bản in và phát hành, Sở TT-TT TP.HCM đồng tổ chức vào ngày 15.9.
Thành lập Hội đồng thẩm định Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam

Thành lập Hội đồng thẩm định Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam

(GLO)- Ngày 14-9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1060/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.