Chuyên gia: 7 thói quen hàng đầu để sống thọ, bạn được mấy?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bạn có biết rằng có những thói quen lành mạnh có thể kéo dài cuộc sống của chúng ta không?

Chuyên gia sức khỏe, tiến sĩ Sayyada Mawji, đại sứ thương hiệu cho ứng dụng dựa trên AI Freeletics, từ Freeletics GmbH, Munich (Đức), chỉ ra có 7 thói quen hàng đầu đã được chứng minh là kéo dài tuổi thọ mà bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ, theo nhật báo Anh Express.
 

Để sống thọ, bạn nên ăn 5 phần trái cây hoặc rau mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock
Để sống thọ, bạn nên ăn 5 phần trái cây hoặc rau mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock


Ngoài 2 thói quen đầu tiên là uống rượu vừa phải và bỏ hút thuốc, còn có 5 thói quen hiệu quả sau:

1. Đi bộ nhanh

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục vừa phải - như đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, cải thiện sự trao đổi chất, duy trì cân nặng, tăng sức mạnh xương, cải thiện tâm trạng và kéo dài tuổi thọ.

 

Đi bộ nhanh ngoài thiên nhiên mỗi ngày thì còn gì bằng! Ảnh: Shutterstock
Đi bộ nhanh ngoài thiên nhiên mỗi ngày thì còn gì bằng! Ảnh: Shutterstock


2. Theo lịch trình ngủ giống nhau mỗi ngày

Ngủ là thời gian để cơ thể và bộ não sửa chữa và phục hồi, một giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức khỏe tinh thần, cải thiện khả năng sinh sản, tăng cường miễn dịch và giúp giữ dáng.

Thường xuyên ngủ kém có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, tiểu đường, béo phì, trầm cảm và một số bệnh ung thư.

Tiến sĩ Mawji khuyên, trung bình cần ngủ 6 - 9 giờ mỗi đêm.

Theo một lịch trình ngủ nhất quán hằng ngày, tránh chất kích thích, điện thoại và máy tính gần giờ ngủ, phơi nắng hằng ngày để duy trì chu kỳ ngủ lành mạnh - để có giấc ngủ ngon.

3. Ăn theo công thức 1/3 - 5 - 2

Tiến sĩ Mawji nói, bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn uống kém lành mạnh tác hại đến huyết áp, cholesterol và cân nặng.

Tiến sĩ Mawji gợi ý công thức ăn uống sau đây:

1/3 bữa ăn nên là ngũ cốc nguyên hạt hoặc carbohydrate giàu chất xơ.

5 phần trái cây hoặc rau mỗi ngày, mẹo là ăn vặt bằng trái cây sẽ giúp đạt được điều này.

2 phần cá mỗi tuần, đặc biệt là cá nhiều béo. Cá chứa protein, vitamin và khoáng chất và cá có dầu chứa dầu omega-3 có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, theo Express.

Cắt giảm chất béo bão hòa có trong thực phẩm chế biến sẵn như bơ, xúc xích và bánh ngọt. Ưu tiên dầu thực vật và trái bơ.

Tránh cho đường vào nước trái cây hoặc sinh tố

Hạn chế lượng muối để ngăn ngừa bệnh tim và cao huyết áp.

Uống đủ nước, đặc biệt uống nhiều nước vào đầu ngày, nước rất cần thiết cho cơ thể hoạt động.

 

4. “Gọi điện cho người thân”

Tiến sĩ Mawji cho biết, kết nối xã hội giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tâm thần.

Các nghiên cứu chứng minh cô đơn ảnh hưởng cả sức khỏe tinh thần và thể chất, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Thường xuyên gọi điện cho bạn bè hoặc gia đình. Tham gia các hội nhóm xã hội hoặc hoạt động tình nguyện sẽ giúp kéo dài tuổi thọ.

 

5. Làm vườn hay ra công viên

Tiến sĩ Mawji cho biết: Tiếp xúc với thiên nhiên không chỉ khiến bạn cảm thấy tốt hơn về mặt cảm xúc mà còn góp phần cải thiện thể chất, giảm huyết áp, thư giãn cơ bắp và tăng sản xuất hoóc môn hạnh phúc, theo Express.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.