Chung tay thắp sáng đường quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình “Thắp sáng đường quê” đã góp phần làm thay đổi diện mạo, đảm bảo an ninh trật tự khu vực nông thôn huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai). Đặc biệt, kinh phí để triển khai chương trình phần lớn do người dân đóng góp.

 Chị Nguyễn Thị Nguyệt (thôn 10, xã Yang Trung, huyện Kông Chro) chủ động mua bóng điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời để chung tay thắp sáng thôn xóm. Ảnh: Ngọc Minh
Chị Nguyễn Thị Nguyệt (thôn 10, xã Yang Trung, huyện Kông Chro) chủ động mua bóng điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời để chung tay thắp sáng thôn xóm. Ảnh: Ngọc Minh

Đến nay, hầu hết các tuyến đường làng, ngõ xóm trên địa bàn xã Yang Trung đã có hệ thống điện chiếu sáng. Nhiều hộ còn chủ động mua bóng điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời để thắp sáng đường quê. Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Nguyệt (thôn 10) tự kéo dây và treo bóng điện trước cổng nhà để chiếu sáng vào ban đêm. Do tác động của thời tiết nên bóng điện thường xuyên hư hỏng. Cuối năm 2020, chị mua vật tư, trụ sắt để lắp hệ thống điện chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời. “Từ đó đến nay, cứ 18 giờ hàng ngày, ánh đèn rực sáng, giúp cho cảnh quan thôn xóm văn minh, bà con đi lại dễ dàng hơn, an ninh trật tự được đảm bảo. Hơn nữa, gia đình cũng tiết kiệm được chút tiền điện”-chị Nguyệt vui vẻ nói.

Nhận thấy hiệu quả thiết thực của công trình “Thắp sáng đường quê”, anh Đinh Văn Diên (thôn 2, xã Sró) đã tích cực đóng góp công sức và vật tư. Anh chia sẻ: “Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tôi tham gia cùng địa phương lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng và ủng hộ 1 cây gỗ làm trụ điện. Từ khi công trình đi vào hoạt động, đường làng ngõ xóm sáng sủa, giúp bà con đi lại thuận tiện, phòng ngừa tội phạm, tình hình an ninh trật tự tốt hơn”.

Thanh niên là lực lượng tham gia tích cực nhất trong triển khai mô hình này. Anh Trương Quang Dũng-Bí thư Đoàn xã Sró-cho biết: “Đoàn xã phối hợp với các hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên và người dân tham gia “Thắp sáng đường quê”. Đến nay, đoàn viên, thanh niên và người dân đã đóng góp nhiều vật tư, công sức và gần 56 triệu đồng. Đoàn xã đã mua và lắp đặt 43 bóng điện năng lượng mặt trời trên các tuyến đường của thôn 2, làng Pting, Quel, Kươk và dọc tuyến đường trung tâm xã”.

Nhờ tích cực tuyên truyền, vận động, đến nay, hầu hết các tuyến đường trên địa bàn xã An Trung, huyện Kông Chro có điện chiếu sáng.
Đến nay, hầu hết tuyến đường trên địa bàn xã An Trung (huyện Kông Chro) có điện chiếu sáng. Ảnh: Ngọc Minh


Sau nhiều năm triển khai, đến nay, xã An Trung có 5 thôn, làng triển khai chương trình “Thắp sáng đường quê”. Ông Đinh Văn Long-Phó Chủ tịch UBND xã-cho hay: Những năm qua, người dân các làng Ó, Broch Siêu, Brò và thôn 6 đã đóng góp hơn 425 triệu đồng để mua vật tư thực hiện chương  trình “Thắp sáng đường quê”. Bên cạnh đó, hàng năm, bà con đóng góp hàng chục triệu đồng để trả tiền điện. Riêng làng Biên được một doanh nghiệp hỗ trợ 500 m đường dây điện và bóng điện. “Đối với các thôn, làng còn lại, chúng tôi đang vận động người dân và doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chung tay đóng góp để triển khai mô hình “Thắp sáng đường quê”-ông Long nói.

Với sự đồng tình, hưởng ứng của người dân và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể huyện Kông Chro, đến nay, chương trình “Thắp sáng đường quê” đã được triển khai ở 11/14 xã, thị trấn với trên 14 km đường dây và gần 380 trụ, bóng điện. Ông Đinh Văn Súy-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho biết: Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương đã vận động đoàn viên, hội viên và người dân chung tay góp công, góp của triển khai nhiều công trình, việc làm có ý nghĩa thiết thực như mô hình “Thắp sáng đường quê”. Những năm qua, mô hình này đã góp phần làm đổi thay bộ mặt nông thôn, đem đến cuộc sống yên bình ở mỗi thôn, làng. Thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả hơn nữa mô hình, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, kinh phí triển khai nhân rộng mô hình ở các thôn, làng còn lại, góp phần nâng cao tiêu chí nông thôn mới của địa phương.

 

 NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.