Chung tay làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ làm tốt công tác dân vận, xã Glar (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã tranh thủ được nguồn lực trong dân, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, đặc biệt là làm đường giao thông nông thôn, góp phần đưa địa phương về đích nông thôn mới.

Để phong trào thi đua “Dân vận khéo” được thực hiện có hiệu quả, Đảng ủy xã Glar đã huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia công tác dân vận nhằm phát huy quyền làm chủ và tận dụng nguồn lực trong dân để chung tay xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là làm đường giao thông nông thôn.

 

Nhân dân đồng sức đồng lòng làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: P.V
Nhân dân đồng sức đồng lòng làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: P.V

Về các thôn, làng của xã Glar bây giờ, không khó để nhận ra sự thay đổi nhiều mặt so với trước đây. Những con đường giao thông nội thôn, nội đồng gần như đã được bê tông hóa toàn bộ, thuận lợi cho việc đi lại. Tính từ năm 2011 đến hết quý I-2018, xã đã nhựa hóa, bê tông hóa được 21,679 km đường giao thông. Chỉ riêng trong quý I-2018, người dân thôn Tươh Klah đã bê tông hóa được 0,8 km đường với kinh phí hơn 320 triệu đồng và 584 ngày công lao động; thôn Dôr 1 vừa đưa vào sử dụng tuyến đường có chiều dài trên 0,3 km từ nguồn kinh phí 100 triệu đồng và hơn 200 ngày công lao động. Người dân thôn Dơk Rơng cũng vừa hoàn thành việc bê tông hóa, cứng hóa 100% tuyến đường nội thôn bằng việc đóng góp kinh phí và ngày công lao động làm xong 0,56 km tuyến đường ngõ, xóm còn lại.

Cùng với đó, người dân các thôn, làng cũng đã góp kinh phí, ngày công để sửa chữa và làm mới các tuyến đường nội đồng. Cụ thể, thời gian qua, bà con các thôn: Bối, Tươh Klah, Tươh Ktu, Groi 1 đóng góp hơn 95 triệu đồng và hơn 1.000 ngày công lao động tiến hành đổ đất, nâng cấp tuyến đường nội đồng tại khu vực sản xuất của các thôn. Người dân thôn Dôr 2 đã bê tông hóa con đường dẫn xuống giọt nước với kinh phí 50 triệu đồng. Thôn Dôr 1 và Dôr 2 cũng bê tông hóa được 90 m đường nội đồng với kinh phí 30 triệu đồng và hơn 400 ngày công lao động. Thôn Tươh Klah bê tông hóa 18 m đường nội đồng với kinh phí 5 triệu đồng và 200 ngày công lao động.

Là người đứng ra kêu gọi dân làng tham gia bê tông hóa 5 km đường giao thông trong làng, ông Mlum-Trưởng thôn Groi 2, cho hay: “Ban đầu, khi chúng tôi kêu gọi làm đường thì nhiều người không đồng ý đâu. Nhưng tôi kiên trì giải thích rằng mình làm đường để đi lại thuận tiện hơn, làm đường ngang qua trường học để con cháu và các cô giáo đến trường nhanh hơn, sạch hơn. Thế là mọi người đồng tình. Chúng tôi chia các hộ gia đình thành 3 mức A, B, C (khá, trung bình và nghèo) với mức đóng góp từ 1 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng/gia đình. Người dân trong làng cũng chia thành 5 tổ, thay phiên nhau góp ngày công để làm đường”.

Bằng phương pháp tuyên truyền gần gũi, chân tình, nắm bắt đúng tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của bà con, những người “đứng mũi chịu sào” ở các thôn, làng trên địa bàn xã Glar đã huy động được sức mạnh đoàn kết để thực hiện có hiệu quả các phong trào. Hầu hết đường nội thôn, nội đồng của xã đều được mở rộng, bê tông hóa và cứng hóa, góp phần hỗ trợ tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Theo đó, đời sống của bà con ngày một khởi sắc, đồng thời giúp xã nhà nhanh chóng hoàn thành một trong những tiêu chí quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trao đổi với P.V về kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, ông Nguyễn Kim Anh-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Glar, chia sẻ: “Trong các cuộc họp giao ban, họp chi bộ, họp thôn làng, các buổi tiếp xúc cử tri hay ngay trong các lễ hội, chúng tôi luôn cố gắng gần gũi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con, rồi tùy từng trường hợp mà có cách vận động phù hợp. Trong đó, tiếng nói của những người đứng đầu thôn làng là vô cùng quan trọng, giúp người dân thấy được quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong cộng đồng. Với sự đồng thuận cao từ phía quần chúng nhân dân, chúng tôi tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”.

Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.