Chủ tịch nước trao "Giải thưởng Hồ Chí Minh" về văn học, nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch nước: Tiếp tục quan tâm, khích lệ đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà phát huy tài năng, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình.

Nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 20-5, tại Nhà hát Lớn TP.Hà Nội, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2017.

Dự lễ trao giải có Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.... 

 
 Chủ tịch nước phát biểu tại buổi lễ
Chủ tịch nước phát biểu tại buổi lễ


Đợt xét tặng này, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch nhận được 31 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và 209 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước.

Kết quả có 18 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và 95 hồ sơ được đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” đủ điều kiện trình lên Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước tặng giải thưởng.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các tác giả và thân nhân các tác giả có tác phẩm, công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm nay.

Chủ tịch nước nêu rõ, những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, nền văn học, nghệ thuật nước nhà đã kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân ta. Qua đó góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Chủ tịch nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật cho các tác giả, tác phẩm, công trình đạt giải.
Chủ tịch nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật cho các tác giả, tác phẩm, công trình đạt giải.


Chủ tịch nước cho rằng, đội ngũ văn nghệ sĩ được hình thành, tôi luyện và phát triển trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, là lực lượng tin cậy, trung thành của Đảng, Tổ quốc và nhân dân, có lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc, tâm huyết với nghề nghiệp, có nhiều công hiến tạo nên nền văn học, nghệ thuật cách mạng của dân tộc trong thời kỳ mới, xứng đáng với danh hiệu cao quý người nghệ sĩ-chiến sĩ.

Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến của các thế hệ văn nghệ sĩ, những người đã góp phần củng cố, chấn hưng và làm vinh quang nền văn học, nghệ thuật cách mạng thời gian qua.

Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, các tác giả có tác phẩm, công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2017, bằng tài năng sáng tạo đặc biệt và sức lao động bền bỉ, đã sáng tạo nên các tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình có giá trị đặc biệt về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà.

 

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao “Giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật cho các tác giả, tác phẩm
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao “Giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật cho các tác giả, tác phẩm


Chủ tịch nước nhấn mạnh, sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta đang đứng trước tiền đồ hết sức vẻ vang, nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới.

Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, giao lưu văn hóa, sự bùng nổ của các phương tiện truyền bá sản phẩm văn hóa đã, đang và sẽ tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống văn học, nghệ thuật.

Bối cảnh tình hình đó đòi hỏi đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về văn học, nghệ thuật, trọng tâm là Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu: “Tập trung đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật nhằm tập hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ bám sát thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, phấn đấu sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người, vừa mang tính định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Tích cực động viên, khích lệ các nhân tố mới tiến bộ lên án, phê phán cái xấu, cái ác đang cản trở sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam”.

Chủ tịch nước chỉ đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam và các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, động viên, khích lệ đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà phát huy tài năng, năng lực sáng tạo, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Đồng thời chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, trân trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật; tôn vinh các văn nghệ sĩ trên cơ sở cống hiến của họ đối với đất nước. Cùng với đó cần phối hợp nghiên cứu, đề xuất xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật đối với các văn nghệ sĩ xứng đáng nhưng chưa được vinh danh.

Dịp này thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao "giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật” cho 18 tác giả, tác phẩm, công trình đạt giải.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao “Giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật cho 95 tác giả, tác phẩm.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.