Chủ tịch Hội Mỹ thuật xót xa tranh quý bị lau bằng nước rửa chén

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - họa sĩ Trần Khánh Chương cho rằng việc tác phẩm hội họa "Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hỏng nặng sau khi được "vệ sinh tranh bảo vật bằng nước rửa chén" là điều hết sức đau lòng trước những tắc trách trong công tác thực hiện bảo dưỡng, phục chế lẫn cách quản lý. 
Việc "vệ sinh", phục chế hay bảo quản cần phải làm hết sức thận trọng và có ý kiến tham khảo của các chuyên gia, đặc biệt không thể làm vội vàng, qua loa mà cần sự tỉ mỉ, giữ được sự nguyên bản vốn có của tác phẩm. Trong đó, cần phải có người có nghề, có tâm lẫn hiểu biết sâu sắc chất liệu, phương pháp trong lúc tiến hành bảo dưỡng, bảo quản bởi vì trong mỹ thuật mỗi loại hình có nhiều chất liệu khác nhau, khá đặc trưng.
 
Họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hiệp hội Mỹ thuật Việt Nam buồn lòng trước công tác bảo dưỡng, "vệ sinh" hay phục chế tác phẩm vẫn còn cẩu thả, chưa chuyên nghiệp. Ảnh: T. L. 
Thời gian để bảo dưỡng cũng cần phải lâu dài, không gấp gáp để tránh làm ảnh hưởng đến màu sắc, độ tinh tế và nhất là không làm sai lệch, đối không biến cái “cũ” thành “mới” những gì thuộc về dấu ấn ban đầu trong mỗi tác phẩm của tác giả. 
Trước kết luận “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí hư hại đến hơn 30% đó là điều đáng buồn. Nếu đánh giá thì một tác phẩm bị hư hại như vậy đã không còn giá trị nữa. Màu thời gian được xem là quan trọng đối với một tác phẩm nghệ thuật, một khi chúng ta đánh mất rồi coi như làm “thui chột” phần nào cảm xúc.
 
Bức tranh sau khi “vệ sinh” (dưới) và nguyên tác (trên) của danh họa Nguyễn Gia Trí. 
Theo tôi, qua việc này, là bài học đối với các Bảo tàng, các cơ quan đang sở hữu (sử dụng) những bức tranh có giá trị cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Hiện nay, Việt Nam tuy có Bảo tàng Mỹ thuật được khá lâu nhưng vẫn chưa có đội ngũ chuyên làm công tác phục chế có năng lực và chuyên môn tốt, trong khi đó.
Đây được xem là đội ngũ "tinh nhuệ", rất quan trọng trong lĩnh vực mỹ thuật ở thế giới. Ngoài ra, công tác bảo dưỡng hay phục chế cần có sự theo dõi sát sao, an ninh bảo vệ nghiêm ngặt ngay tại chỗ.   
M. K (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.