Chư Păh gặp khó trong xử lý rác thải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có 2 bãi tập kết rác thải tại xã Hòa Phú và thị trấn Ia Ly. Tuy nhiên, đây là những bãi tập kết rác lộ thiên chưa được đầu tư các hạng mục theo quy trình nên gây ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Quang Hưng-Trạm trưởng Trạm Cấp nước và Dịch vụ đô thị huyện Chư Păh-cho biết: Trạm hợp đồng tổ chức thu gom rác tập trung tại 30 thôn, làng, tổ dân phố thuộc 6 xã: Ia Khươl, Nghĩa Hưng, Hòa Phú, Nghĩa Hòa, Ia Nhin, Ia Ka và thị trấn Phú Hòa. Tổng cộng 5.131 hộ đăng ký thu gom rác thải. Với tần suất thu gom 3 ngày/lần, trung bình mỗi lần, lượng rác thải thu gom chở ra bãi rác tập kết trung tại xã Hòa Phú khoảng 15 tấn.

chu-pah-gap-kho-trong-xu-ly-rac-thai-bg-8321.jpg
Rác thải chất thành đống tại bãi rác tập trung ở xã Hòa Phú gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: L.N

Cũng theo ông Hưng, do bãi tập kết chỉ mới được bố trí trên diện tích 1,8 ha (theo quy hoạch là 6,8 ha) nên đơn vị phải thường xuyên san ủi để xe ô tô chuyên dụng có thể vào đổ rác.

Với lượng rác thải lớn, đơn vị thường xuyên phun xịt chế phẩm vi sinh (EM), rải Bokashi để khử mùi hôi và rắc vôi bột, hóa chất để diệt trừ ruồi muỗi. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ là tạm thời, không thể khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do bãi rác gây ra.

“Đây là bãi rác lộ thiên. Trước đây, huyện đăng ký để kêu gọi đầu tư từ ngân sách trung ương nhưng đến nay chưa có nguồn vốn. Vì vậy, cơ sở hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định về môi trường. Trạm đã báo cáo UBND huyện để có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ bãi rác”-ông Hưng thông tin.

Tương tự, lượng rác đổ về bãi rác thải tập trung tại thị trấn Ia Ly khoảng 6-10 m3/ngày. Tại đây, rác chất thành đống, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ông Rơ Châm Vân-Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly-cho biết: Năm 2021, thị trấn được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch bãi rác tập trung nhưng khu vực này lại nằm trong đất nông nghiệp của người dân cần phải thu hồi.

Nếu giải phóng khu vực này để đầu tư bãi rác phải tốn kinh phí khoảng 20 tỷ đồng nên chưa thể triển khai. Do đó, từ năm 2021, thị trấn phải trưng dụng khoảng 4.000 m2 đất tại khu vực múc đất xây dựng công trình của Công ty Thủy điện Ialy trước đây để làm bãi rác tạm thời.

“Để xử lý dứt điểm tình trạng này, UBND thị trấn đã nhiều lần báo cáo UBND huyện quan tâm đầu tư xây dựng bãi rác tập trung theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, thị trấn cũng đã đề nghị huyện bàn giao lại cho Trạm Cấp nước và Dịch vụ đô thị huyện tiếp nhận thu gom rác trên địa bàn nhưng đến nay chưa được giải quyết”-Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly thông tin thêm.

2ong-nong-van-la-thu-gom-rac-thai-khuc-vuc-to-dan-pho-1-va-dua-den-bai-rac-tap-trung-cua-thi-tran-ia-ly-2721.jpg
Người dân thu gom rác thải đưa đến bãi rác tập trung của thị trấn Ia Ly. Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, ông Lê Xuân Dũng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Păh-cho hay: Ngoài 2 bãi tập kết rác tại xã Hòa Phú và thị trấn Ia Ly, đối với các xã còn lại do địa bàn rộng, dân cư thưa chưa có đơn vị thu gom tập trung nên vận động người dân tự đào các hố để xử lý rác thải gia đình.

Đối với 2 bãi rác nói trên, qua kiểm tra, giám sát, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Do đó, các đơn vị, địa phương đang xử lý san ủi, chôn lấp, phun hóa chất để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng về lâu dài vẫn cần có quy hoạch, đầu tư xây dựng bãi rác đúng theo quy chuẩn.

“Để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi rác tập trung, UBND huyện đã giao Phòng Kinh tế-Hạ tầng chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan kiểm tra, lập dự toán kinh phí và lập quy hoạch chi tiết đối với bãi rác tại xã Hòa Phú để đề xuất phương án thu hồi đất và đầu tư cơ sở hạ tầng theo đúng quy định. Đối với bãi rác ở thị trấn Ia Ly, Phòng cũng đã đề xuất UBND huyện giao cho Trạm Cấp nước và Dịch vụ đô thị huyện thu gom và xử lý”-ông Dũng cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.