Chủ động phân cấp, phân quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chủ trương phân cấp, phân quyền cho địa phương là việc cần đẩy mạnh trong bối cảnh hiện nay.

Phân cấp, phân quyền một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy năng lực, vị trí, vai trò của các cấp chính quyền.

Phân cấp, phân quyền khoa học, hợp lý cũng là cơ sở để chính quyền địa phương thực hiện tốt vai trò "kép": Vừa là cơ quan thực hiện chính sách, chủ trương do chính quyền cấp trên ban hành; vừa là cơ quan trực tiếp giải quyết các công việc riêng, có tính đặc thù của địa phương. Việc này còn góp phần bảo đảm thực hiện thông suốt các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; phát huy sự chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương.

Những năm gần đây, TP HCM đã được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ để tự quyết trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Thực tế cho thấy việc được phân cấp, phân quyền đã giúp TP HCM đạt nhiều kết quả tích cực.

Với khối lượng công việc, dự án rất lớn đã và đang triển khai nhằm giải bài toán giao thông bức bách ở đô thị, qua đó thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, TP HCM tiếp tục chủ động phân cấp, phân quyền cho quận - huyện để bảo đảm tiến độ các công trình. Cụ thể, năm 2024, TP HCM đã chủ động phân cấp cho quận - huyện được phê duyệt các dự án nhóm B, C và đạt hiệu quả rõ rệt, việc giải ngân vốn đầu tư công cũng tiến triển hơn.

9 tháng đầu năm 2024, TP HCM giải ngân vốn đầu tư công khoảng trên 15.800 tỉ đồng, chỉ đạt 20% kế hoạch được giao. Chính quyền thành phố cùng các sở, ngành đã đánh giá, nhìn nhận nguyên nhân giải ngân vốn công còn rất thấp so với mục tiêu đề ra. Vậy giai đoạn tới, nhất là từ nay đến cuối năm 2024, TP HCM cần làm gì để khắc phục những nguyên nhân ấy, để việc giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc?

Chúng tôi cho rằng TP HCM cần tiếp tục phân cấp cho quận - huyện làm chủ đầu tư một số dự án vốn đầu tư công để tăng hiệu quả giải ngân, nhất là dự án giao thông. Thậm chí, các dự án liên quan nông nghiệp, nông thôn hay các công trình đô thị ở phường - xã có quy mô dưới 10 tỉ đồng thì nên giao phường - xã làm chủ đầu tư, thay vì ban quản lý ở quận - huyện như hiện nay. Quận - huyện phân cấp cho phường - xã quyết định một số công việc sẽ giúp giảm tải hành chính trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài nguyên - môi trường, quy hoạch... Thực tế, nhiều dự án trọng điểm đi qua địa bàn quận - huyện khiến khối lượng công việc tại các ban bồi thường giải phóng mặt bằng quá tải.

Ngoài ra, TP HCM cũng nên thiết lập thêm một số ban quản lý có tính chất chuyên ngành, lĩnh vực để phân chia công việc trong các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ, góp phần giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả hơn. Hiện nay, một số "siêu ban" quản lý hơn 700 dự án thì việc quá tải là không thể tránh khỏi. Việc lập thêm ban quản lý cần tính toán sao cho không làm tăng biên chế, với mục tiêu trên hết là thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong quá trình xây dựng hạ tầng chung của thành phố.

TS PHẠM VIẾT THUẬN, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên - Môi trường TP HCM

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.