Chợ tình Xuân Dương và bí ẩn điệu hát sli - Kỳ 2: Vợ đưa chồng đi hát cùng "người cũ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi khi chợ tình vào phiên, bà Nông Thị Nguyện (thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) lại lặng lẽ mua quà rồi đem chia thành nhiều túi nhỏ đưa chồng, để chồng mang theo đi hát sli cùng “người cũ”. Bà bảo, ông ấy có nhiều “người cũ” lắm nên cũng phải chuẩn bị chu đáo mới đủ…
Mua quà cho "người cũ" của chồng
Ngôi nhà sàn của vợ chồng bà Nông Thị Nguyện nằm khuất sau một khúc quành, từ đường lớn nhìn sang chỉ thấy cánh đồng với những gốc rạ mờ sương.
Hôm nay, vợ chồng bà Nguyện cùng mấy nghệ nhân hát sli trong vùng sôi nổi ôn lại những cuộc sli ở chợ tình Xuân Dương ngày 25/3 âm lịch hàng năm. Tiếng nói cười rổn rảng vọng xuống cánh đồng, lan sang cả làng trên, xóm dưới.
Mùa xuân đã qua sàn, đâu đó đào phai đã nở. Cuộc sli với "người cũ" trong phiên chợ tình xuân sắp đến thật rồi, phải chuẩn bị chu đáo những câu sli ngọt môi, phải chuẩn bị những câu chào ý nhị, những tâm tư bấy lâu phải làm sao cho ngỏ được bằng lời…

Vợ chồng nghệ nhân Nông Văn Hồ trong ngôi nhà sàn của gia đình tại thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: C.H
Vợ chồng nghệ nhân Nông Văn Hồ trong ngôi nhà sàn của gia đình tại thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: C.H
"Xã Xuân Dương có chợ tình Xuân Dương gắn với nghệ thuật hát sli độc đáo của người Nùng. Thông qua hát sli, có thể thấy được sự cởi mở, lãng mạn và nhân văn trong tính cách của người Nùng nơi đây".
Ông Lâm Ngọc Du - Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn
Rót tràn chén rượu mời khách đường xa, ông Nông Văn Hồ (chồng bà Nguyện) cười bảo, mấy chục phiên chợ tình rồi mà khi nào cũng hồi hộp, cũng như mới lần đầu. Giờ đã về với nhau, đến chợ không hát cùng vợ nữa mà hát cùng những "người cũ" thôi.
"Người cũ" của ông Nông Văn Hồ nhiều, nhiều đến mức nếu trí nhớ không tốt thật khó lòng mà nhớ hết cho được. Bởi ông là người sli giỏi có tiếng trong vùng, người lại to đậm, chắc khỏe như cây lim, cây sến giữa rừng già nên rất được các chị em mến mộ mà thầm thương, trộm nhớ.
"Tôi hát với rất nhiều người mà không lấy được nhau vì chỉ có thể chọn một. Do đó, mỗi năm chợ tình Xuân Dương vào phiên lại muốn gặp lại những "người cũ" của mình để hát. Vợ tôi cũng vậy, cũng hát sli với nhiều người chứ không phải một người đâu. Hát vui giao duyên tình cảm để hỏi về cuộc sống, con cái, những khó khăn, vất vả, chia sẻ những tâm tình, có thể có cả mong nhớ xa xôi nào đó" - ông Nông Văn Hồ bộc bạch.
Háo hức phiên chợ tình xuân
Nếu phiên chợ Tết của đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn thường vào những ngày cuối năm thì phiên chợ tình của người Nùng ở xã Xuân Dương lại rơi vào sau Tết Nguyên đán.
Người đồng rừng xuống chợ không chỉ để bán mua mà còn để gặp nhau, để vui hẹn hò giao duyên. Đặc biệt là với phiên chợ tình xuân của xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn được tổ chức vào ngày 25/3 âm lịch hàng năm.
Người xưa kể, ở thôn Pác Sen, có vợ chồng thương yêu nhau hết mực. Khi mùa vụ sắp tới, vợ chồng cùng nhau ra đồng, mỗi người phát cuốc ở một đầu ruộng. Đến trưa, chồng gọi vợ về nghỉ, chỉ nghe tiếng u uôm từ núi đồi vọng lại. Chạy đến nơi người vợ, người chồng chỉ thấy cán dao gãy, cỏ cây nát, chứng tích của một cuộc vật lộn xô đẩy.
Sau người chồng mới biết vợ mình đã bị người xấu bắt đi, dù đã chống trả, kêu cứu nhưng vì ruộng dài, khoảng cách quá xa nên không nghe thấy để đến cứu vợ.

Các nghệ nhân và những người mê nghệ thuật hát sli của người Nùng cắt ruộng tìm đến nhà ông Nông Văn Hồ, thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Các nghệ nhân và những người mê nghệ thuật hát sli của người Nùng cắt ruộng tìm đến nhà ông Nông Văn Hồ, thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Thửa ruộng của vợ chồng nhà nọ có tên Nà Rì (ruộng dài), đó cũng là tên của huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) ngày nay.
Sau này, gặp lại chồng cũ, người vợ mừng mừng tủi tủi, nhưng cũng chỉ biết ôm nhau khóc chứ không thể hàn gắn lại, bởi mỗi người đều đã có gia đình riêng của mình. Dân làng cảm động nên đồng ý để hai vợ chồng cũ có một ngày ôn lại chuyện xưa, đó là ngày 25/3 âm lịch.
Từ đó, ngày 25/3 âm lịch hàng năm trở thành ngày hội giao lưu giữa nam nữ trong vùng, để những người lỡ duyên được gặp nhau, ôn lại tình cũ.
"Vợ chồng gặp nhau rồi, đã lấy nhau rồi thì thông cảm cho nhau để mình còn tranh thủ tỏ tình với "người cũ" một tí. Cô nhà chú cũng đồng ý mà" - ông Nông Văn Hồ khề khà nói.
Theo người dân ở xã Xuân Dương, những người vợ đảm thường chuẩn bị cho chồng rất chu đáo. Họ muốn khi chồng mình đi gặp "người cũ", đối phương yên tâm và không phải xót lòng về "người cũ" của mình.
Ông Nông Ngọc Thánh (thôn Cốc Càng, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), từ khi vợ mất, ông đến chợ chỉ là để tìm và nhớ lại những cuộc sli mấy mươi năm trước cùng người vợ quá cố của mình. Im lặng đứng trong đêm vậy thôi cũng đủ để ông ấm lòng, ấm dạ. Đêm chợ tình Xuân Dương như là nốt lặng trong bản nhạc cuộc đời của ông Nông Ngọc Thánh.
Điều mà chúng tôi ấn tượng nhất chính là sự lãng mạn, cởi mở, tính nhân văn, nhân ái trong cộng đồng người Nùng nơi đây. Họ sẵn sàng, thậm chí chuẩn bị một cách chu đáo cho người chồng, người vợ của mình tham gia đêm chợ tình, gặp lại "người cũ" không chút lăn tăn, ngẫm ngợi. 
Theo Chiến Hoàng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null