Chờ mưa...

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đã thượng tuần tháng 5 nhưng ở chỗ tôi, nơi vùng ven thành phố, chỉ mới đón một vài cơn mưa vừa phải, chưa đủ thấm đất trong cơn khát. Đất khát, giếng khát, người khát. Thời gian này, Gia Lai lại phải chịu những đợt nóng lạ lẫm. Chẳng phân tích nguyên nhân làm gì, chỉ biết, trước mắt loại thời tiết cực đoan này không hề mang lại sự dễ chịu cho cuộc sống khi mọi thứ ở đây vốn quen rồi sự vận hành bình thường của đất trời bấy lâu nay.
Cách đây vài ba hôm, nhiệt độ cảm nhận thực lên tới 41 độ C lúc 13 giờ. Ra ngồi mái hiên hòng chờ vài cơn gió, hàng thông vẫn lặng im chẳng lay động, mồ hôi rịn ra ướt áo. Thường thì mỗi khi ngồi hiên nhà ngắm vườn lúc mặt trời ngả bóng là phải khoác thêm cái áo khoác dày mỏng tùy mùa, vậy mà bây giờ cứ ngỡ đang đứng trên ban công một cao ốc ở Sài Gòn tháng 3. Vào nhà là với tay bật quạt, đi ngủ cũng để thế với tốc độ cao nhất bất chấp tiền điện có tăng vài chục phần trăm.
Chợt nhớ đến Pleiku cách đây khoảng 25 năm trở về trước. Thời tiết của vùng đất này khi ấy khiến khách vãng lai phải trầm trồ vì cái chất lạnh mát. Nhà thơ Vũ Hữu Định không hề nói quá khi bảo rằng: “Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông”. Giữa oi bức này, quý lắm những buổi chiều đông quanh năm của Pleiku cũ. Hiếm khi mới động đến quạt, nếu sắm máy điều hòa không khí thì sẽ khiến thiên hạ cười cho. Trở lại thời gian xa cũ ấy, đố ai tìm ra một tiệm buôn nào có kinh doanh mấy công cụ làm mát đó!
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Một người hàng xóm có 1 ha vườn cách chỗ tôi ở không xa để trồng trọt, chăn nuôi đúng kiểu VAC sáng nay đến nhà, mang cho mấy bó rau sạch và rẻ như mọi khi. Nán lại một chút, ông than: Năm nay chắc hạn nặng mất, mấy cây ăn quả 2, 3 năm tuổi chịu hết nổi đã khô ngọn. Rau củ phải tưới hàng ngày giờ cũng chẳng biết ra sao khi giếng đào, giếng khoan đều không đủ nước, còn đâu cho mấy cây lớn. Tôi an ủi rằng, năm nay nhuận 2 tháng 4, mưa đến trễ, ráng vài ngày nữa thôi. Cái ráng chờ mưa cộng thêm cái nóng bất thường càng làm cho người làm nông quay quắt, héo úa.
Cơn mưa đầu mùa lệ thường khá to, giông gió đùng đùng, có bẵng đi thì chỉ 1 tuần, 10 ngày sẽ có mưa lại. Năm nay, chỗ tôi không được vậy. Cơn mưa đầu tháng 4 với lượng mưa không lớn, được mấy chủ vườn cà phê reo vui là “mưa vàng” đã sớm làm tất cả thất vọng. Cả tháng sau chỉ thấy tiết trời ngày càng nóng, thỉnh thoảng đen kịt một khoảng trời rồi oi bức rắc xuống vài giọt như trêu ngươi. Kiểu thời tiết này rất bất lợi. Sau cơn mưa đầu, nước ngầm tầng cạn tầng sâu mau chóng rút đi nhiều, chẳng thế cây cối khát nước còn hơn lúc chưa mưa... Người làm vườn thêm nặng mối lo. Kéo tôi ra vườn, ông hàng xóm mở máy bơm từ một giếng đào sâu hơn 40 m, hàm ếch hẳn hoi, rồi tưới vội mấy luống rau. Vội vì một tí nữa là thiếu nước, phải qua đêm mới tưới lại được. Ông phân bua: “Rau tôi bán dạo này trông xấu hẳn đi vì thế”. Thế mới biết đâu chỉ “cá sống vì nước” mà cả vùng canh tác quanh nhà tôi cũng đang khốn khổ vì hạn.
Trời cũng có vẻ như ấm ức điều gì đó, muốn mưa lắm mà không được. Vài ngày lại có 1 cơn, không đằng Đông cũng đằng Tây, cũng lằng nhằng chớp, đì đùng sấm, vậy mà mưa vẫn chưa rơi được. Nghe bảo có mấy chỗ đã có mưa nhiều nhưng chỗ tôi vẫn cứ ngóng. Theo dự báo thì hết tuần này sẽ có mưa diện rộng, mấy cái ứng dụng thời tiết cũng nhấp nháy biểu tượng mưa trong vài ngày tới. Tôi không có nỗi lo như lão nông hàng xóm, nhưng cũng đang trông lắm, ít nhất để dịu đi cơn nóng bức lạ lẫm này.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.