Chỗ của mùa hè

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

1. Mấy hôm nay, trời tháng tư nóng bức chẳng thiết đi đâu, tôi rảnh rỗi ngồi lật lại những trang sách cũ, chợt nhận ra mình viết khá nhiều về mùa hè.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh



Ngay trong những bài tản văn, tôi cũng từng nhắc về mùa hè với sự trìu mến không giấu giếm: "Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xồ ra sủa ầm ĩ" (Tuổi thơ tôi có thằng Lợi sứt).

Những mùa hè tuổi thơ ngây ngô và nghịch ngợm đó đã đi vào các tác phẩm của tôi một cách tự nhiên. Vì trong ký ức của tôi, đã là học trò thì không thể không gắn với những ngày hè rong chơi thỏa thích. Những mùa hè hoa mộng đó thậm chí đã trở thành nhan đề hai cuốn sách tôi từng xuất bản: Hạ đỏ và Bảy bước tới mùa hè.

Bộ truyện 54 tập Kính vạn hoa của tôi viết về đề tài học đường nhưng trong đó có không ít tập bộ ba Quý ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh rủ nhau tung tăng ở thôn quê, đi chơi ở Vũng Tàu, Đà Lạt và tham gia những chuyến phiêu lưu trẻ thơ như trong các tập Thám tử nghiệp dư, Bắt đền hoa sứ, Con mả con ma, Lang thang trong rừng, Mùa hè bận rộn,… Những cuộc rong chơi điền dã thú vị đó hiển nhiên chỉ có thể xảy ra trong mùa hè. Đó là mùa hè mà nhà thơ Xuân Tâm không tiếc lời ca ngợi: "Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê/ Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ!".

2. Mùa hè của trẻ em, đặc biệt là trẻ em thành phố bây giờ, dường như không được như vậy. Chỉ một số ít gia đình, các bậc làm cha làm mẹ thu xếp được thì giờ đưa con đi du lịch hoặc về quê nội, quê ngoại ở vùng nông thôn để tận hưởng "mùa xuân trong mùa hạ", còn nhiều phụ huynh khác do nội ngoại hai bên đều ở thành phố hoặc do bận bịu sinh kế nên đành "gửi" con ở các trung tâm dạy hè hoặc đơn giản hơn để con trong nhà làm bạn với chiếc smart phone hay cái computer. Cách đây không lâu, tôi có nghe chuyện một em học sinh tiểu học ngồi ngớ người ra khi đề bài tập làm văn bắt tả con bò, vì từ bé đến lớn em chưa một lần "nhảy nhót ở đồng quê" nên... chưa thấy con bò bao giờ! Tôi không rõ thông tin này thực hư thế nào nhưng nếu quả có chuyện này thì cũng không có gì quá ngạc nhiên.

 

 Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Chơi game, lướt web, lướt phây, xem phim nghe nhạc qua các tiện ích mạng như youtube không phải là không tốt. Thời đại công nghệ bùng nổ, trẻ em hiện nay không thể đứng ngoài dòng chảy của văn minh. Game online (bây giờ đã có thể dễ dàng chơi trên điện thoại với công nghệ mobile game chứ không chỉ web game như trước) có sức hấp dẫn của nó, và nếu nội dung của trò chơi lành mạnh thì vẫn đáp ứng được nhu cầu giải trí của trẻ em. Chỉ đáng lo ở chỗ: nếu suốt ngày cắm mắt vào màn hình computer hay smart phone, điều đó chắc chắn không có lợi cho thể chất lẫn tinh thần của trẻ em. Các em ngồi một chỗ nhiều quá, con mắt sẽ mệt mỏi, sức khỏe và thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể, nếu lúc nào cũng đắm chìm trong "thế giới ảo" mà không biết cách thoát ra, có nguy cơ các em sẽ dần xa lạ với những kỹ năng sinh hoạt, giao tiếp cũng như cảm xúc của thế giới thật.

3. Hồi bé, tôi và bạn bè chủ yếu chơi các trò chơi vận động, các trò chơi ngoài trời như chơi u, đá bóng, cướp cờ, bịt mắt bắt dê... Trong qua trình dịch tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của tôi sang tiếng Nhật, dịch giả Kato Sake thường xuyên viết thư hỏi tôi về các trò chơi dân dã tôi nhắc tới trong truyện: chơi ô ăn quan, đánh trận giả, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba. Tôi phải giải thích cặn kẽ cho bà, thậm chí gửi kèm hình ảnh và tranh vẽ các trò chơi này để bà dễ hình dung khi dịch. Bà Kato Sakae là người nước ngoài, bà không biết về các trò chơi dân gian của Việt Nam là điều dễ hiểu. Nhưng tôi e rằng trẻ em Việt Nam sống ở các thành phố lớn chắc đa phần cũng không biết rõ về các trò chơi này. Tôi không phải là người cực đoan để đòi hỏi trẻ em thời nay phải chơi trò chơi của trẻ em thời xưa hoặc trẻ em thành phố phải chơi trò chơi của trẻ em thôn quê. Cái lõi của vấn đề nằm ở chỗ: nếu xét về khía cạnh lợi ích, chúng ta có thể thấy những trò chơi vận động ngoài trời luôn luôn tốt cho sức khỏe của con người nói chung và trẻ em nói riêng.

Vì những lẽ đó mà mùa hè này, nếu không có điều kiện đưa con em đi chơi xa, các bậc phụ huynh thành thị vẫn có thể đưa con em đến những sân chơi thích hợp mà không cần phải đổi nhiều chuyến tàu: Cầu lông, bơi lội hay các trò chơi với bóng,… vẫn đang vẫy gọi các em đó thôi!

 

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.