Chiếc áo ấm ngày giá rét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong chuyến về quê mới đây, tôi có niềm vui gia đình nho nhỏ. Chẳng là không hẹn mà 2 đứa cháu gái ở xa gửi về biếu bà nội 2 chiếc áo ấm. 
Một món quà đến vào lúc quá bất ngờ: Nửa đêm, shiper gọi điện thoại, chú em tôi ra ngõ ký nhận. Tôi thấy 2 chiếc áo dày mà mềm, nhẹ, mịn, ủ trong tay một chút là ấm liền. Hai cháu chọn món quà giống nhau với lý do: Trời lạnh quá mà bà nội già yếu, đã trên 90 tuổi, chỉ còn xương bọc da.
Trông má mừng vui, cẩn thận gấp áo để trên đầu giường, lòng tôi dâng lên tình thương khác lạ. Hỏi sao không mặc, má nói mặc sao cho hết, áo cũ hãy còn và hãy còn mới. Ở cái tuổi gần đất xa trời, má vẫn nguyên bản chất của một người nông dân: dành dụm, tằn tiện, chắt chiu…
Cũng trong mạch cảm xúc đó thật tự nhiên, tôi liên tưởng đến tình hình hiện tại. Chưa khi nào thời tiết trở lạnh kinh khủng như năm nay. Đã mấy đợt lạnh xuất hiện băng tuyết vùng núi cao phía Bắc và một số tỉnh Bắc miền Trung. Cơ quan khí tượng cho biết, người dân cần chú ý gìn giữ bảo vệ sức khỏe trước khi một đợt lạnh khác sắp ập tới. Ngay cả người Nam Bộ “không có mùa đông”, thường không biết lạnh là gì mà gần nửa tháng qua áo ấm mấy lớp vẫn còn thấy lạnh.
Người già, trẻ em đổ bệnh phải vào viện cấp cứu, chữa trị. Trâu bò hàng ngàn con chết vì không chịu nổi cái lạnh cắt da cắt thịt. Những em bé vùng cao áo quần mỏng manh mặt bừng đỏ, tay run rẩy đứng bên đường bán món hàng mọn hay quây quần bên đống lửa, những người vô gia cư co ro trong đêm tối giá rét và đã có những trường hợp tử vong vì phải khí độc khi đốt than sưởi ấm, không ai là không chạnh lòng, xót xa, cám cảnh. Tây Nguyên chúng ta mấy ngày nay có thời điểm nhiệt độ xuống thấp chỉ 8-10 độ khiến không ít người phải khốn đốn vì lạnh.
Năm nay đúng là một năm có quá nhiều bất lợi: kinh tế suy thoái, dịch bệnh gây hại cây trồng, nông sản chủ lực mất giá kéo dài, Covid-19 hoành hành, thiên tai gây thiệt hại nặng nề… càng làm cho cuộc sống của những đối tượng dễ bị tổn thương thêm chật vật, khốn khó.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Tôi chưa bao giờ thấy một dọc đường ngoại ô thành phố nơi mình cư trú có đến mười mấy ngôi nhà treo biển bán, nhiều nhà liền kề nhau. Thông tin cũng đã quá nhiều kéo dài đến tận hôm nay: nhiều gia đình vốn là tỷ, tỷ phú đã phải bỏ nhà bỏ cửa tứ tán tìm kế sinh nhai, mặc nợ nần ngân hàng ngay tại thủ phủ hồ tiêu, vì “cây vàng đen” chết “không kịp trở tay”, tiền tỷ mất trắng chỉ trong một thời gian ngắn.
Một chị gần nhà tôi có mảnh vườn khá rộng nhưng bỗng một đêm, lọ mọ dọn nhà chuyển xuống một huyện vùng xa. Nghe đâu con cái nhà chị làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng dây dưa kéo dài nên buộc phải đứt ruột bán nhà, bán vườn trả nợ. Chắc là chị cảm thấy bị thương tổn nên không muốn xóm nhỏ chứng kiến, bàn ra tán vào.
Cà phê tán gẫu buổi sáng, một cán bộ ngân hàng khẳng định chắc nịch rằng, người dân bây giờ làm ra đồng tiền “chảy máu con mắt”. Kiểm tra hoạt động mạng lưới ở cơ sở, anh nói tình trạng kinh doanh, quán ăn, quán cà phê ở nhiều huyện đóng cửa không là đơn lẻ…
Rõ ràng, tình hình đang tác động bất lợi đến đời sống xã hội, dồn nặng xuống đôi vai người nghèo, người bất hạnh cả từ cái ở, cái ăn, cái mặc, phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, học hành, đi lại... Và quan tâm chăm lo cho những đối tượng đó chưa bao giờ thôi ngừng nghỉ, lơ là trong nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các thành phần xã hội với thông điệp “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Chúng ta vui mừng và thấy ấm lòng khi sau những tiếp tế, chia sẻ gan ruột trong phòng-chống dịch Covid-19, bão lũ miền Trung, giờ lại đến những nghĩa cử dành cho bà con đang bị giá rét hoành hành, cả những món quà thiết thực để bà con có điều kiện vui xuân khi Tết đang đến rất gần. Những món quà là áo chăn ấm, giày dép, nhu yếu phẩm thiết yếu của các đoàn từ thiện, nhà hảo tâm xuôi ngược đến với bà con vùng khó lúc này thật hào hiệp, đáng quý biết bao nhiêu.
Nhóm từ thiện anh Tiến, bạn vong niên của tôi cho biết đã kêu gọi quyên góp đồ cũ mới, gạo, nước mắm, dầu ăn, bánh kẹo và cụ bị chia phần cẩn thận để tầm 15 tháng Chạp là chuyển xuống một số làng giúp đỡ bà con. Nhưng sốt ruột vì mấy ngày nay trời lạnh quá nên nhóm anh dự định chỉ vài ngày nữa là triển khai ngay. Và ưu tiên hàng đầu là chăn mền, áo ấm cho bà con làng phong, bà con nghèo trong các làng dân tộc thiểu số. Đây là việc làm thường niên, như một lời hứa, một cam kết thầm lặng đối với bản thân mỗi người.  
Chia sẻ và việc làm của nhóm anh Tiến thật quý, thật xúc động. Rồi tự thấy bản thân mình thật tệ và tầm thường. Đôi lúc cuộc sống cuốn con người vào vòng bon chen, xô bồ, thậm chí thủ đoạn với nhau vì quyền lực, tiền bạc, lợi lộc. Nhưng tôi cam đoan rằng, nhiều người đã từng biết đến cảm giác những thứ mình mưu cầu, “săn lùng”, thậm chí chiếm đoạt trở nên vô vị, vô nghĩa, trước những thứ mà có thể khi “ngộ” ra thì đã muộn, quá muộn!
…Việc làm của nhóm từ thiện anh Tiến, những tấm lòng nhân ái hướng đến bà con vùng bị giá rét hoành hành, dĩ nhiên là những hành động đẹp đẽ, quý báu vô cùng. Nhưng 2 chiếc áo ấm của các cháu tặng bà cũng khiến tôi chưa thôi suy nghĩ và day dứt.
THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.