Chạm vào ký ức với 'Huế - chuyện xưa thành cũ'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
8 bức vẽ màu nước của họa sĩ Phan Vũ Tuấn trong cuốn Huế - chuyện xưa thành cũ, tác giả Phi Tân vừa ra mắt đem đến cho bạn đọc những lát cắt tuyệt đẹp về cố đô.

Cơ duyên cho sự kết hợp này, trước tiên phải kể đến sự gặp gỡ giữa hai “tâm hồn” yêu Huế bằng chính tình yêu về miền ký ức đậm đà, da diết trên mảnh đất kinh kỳ này. Nhà văn Phi Tân viết nên Bên sông Ô Lâu, Về Huế ăn cơmHuế - chuyện xưa thành cũ bằng ký ức gom nhặt từ nỗi nhớ niềm thương của những ngày xưa bình dị, hồn nhiên, yên ả. Còn họa sĩ trẻ Phan Vũ Tuấn thì “chẳng đếm được là đã vẽ bao nhiêu bức tranh về Huế, nhưng theo từng chặng đường, theo năm tháng thì sự lột tả có thể khác dần lên. Song cái tinh thần của mảnh đất cố đô vẫn luôn như vậy, vẫn là những rêu phong trầm mặc, đầy hoài cổ.

Những góc nhìn như chạm vào vào ký ức của những người yêu Huế.
Những góc nhìn như chạm vào vào ký ức của những người yêu Huế.

Những bức tranh sử dụng trong ba cuốn sách của tác giả Phi Tân đều được họa sĩ Phan Vũ Tuấn vẽ bằng màu nước. Và phần lớn tác phẩm của anh cũng sử dụng chất liệu này. Bởi, Phan Vũ Tuấn cho rằng anh rất có duyên với màu nước, anh yêu thích sự nhẹ nhàng, trong trẻo và muốn tìm kiếm ở chất liệu sự mới lạ khi đưa vào tác phẩm.

Trong Bên sông Ô Lâu cuốn sách sử dụng các tác phẩm trong veo, mộc mạc của bộ tranh Chuyện quê do Phan Vũ Tuấn thể hiện như con trâu đằm mình giữa cánh đồng hoang, bụi tre già trong làng, những chiều quê yên ả hay tàu lá chuối vàng úa rụng ngổn ngang dưới thềm…

Cuốn Về Huế ăn cơm sử dụng tranh trong bộ sưu tập tranh vẽ về phố, di tích, danh lam thắng cảnh, một không gian tràn ngập sắc màu dịu dàng, bảng lảng khói sương của khí trời xứ Huế, chất đầy hoài niệm về kiến trúc di sản, thiên nhiên, phố cổ… hiện lên cổ kính mà sang trọng. Trong nhiều tác phẩm, phố, di tích không chỉ hiện lên bằng vẻ đẹp vốn có mà phảng phất đâu đó hơi thở của hiện thực, gửi gắm những suy tư, câu chuyện của chính tác giả về ký ức, hiện tại và tương lai.

Những góc nhìn đẹp đến ngỡ ngàng trong cuốn Huế - chuyện xưa thành

Những góc nhìn đẹp đến ngỡ ngàng trong cuốn Huế - chuyện xưa thành

Đặc biệt, cuốn Huế - chuyện xưa thành cũ họa sĩ Phan Vũ Tuấn đã đem đến cho người xem những góc nhìn ấn tượng về Kinh thành Huế. Sự thay đổi của góc độ quan sát, của thời gian, của bốn mùa hay tinh tế hơn là của những cảm xúc trên trang giấy đã cho ra những tác phẩm xuất sắc, đầy hơi thở hoài niệm và dấu vết ký ức xưa. Cùng với những trang viết đầy cảm xúc cảu tác giả Phi Tân, cuốn sách đã chạm vào ký ức về Huế với những dòng sông chảy thao thiết qua bao tháng năm dài bồi tụ nên những bãi bồi phù sa đẫm đầy hoa trái, thắm thiết thành những trầm tích văn hóa rực rỡ của một vùng đất kinh kỳ một thuở, rồi xuôi ra phá Tam Giang về với biển khơi...

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.