10 họa sĩ cùng triển lãm tranh khỏa thân nghệ thuật ở 'The Nude 2'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Được xem là 'cuộc chơi' đa sắc màu với nhiều lăng kính cùng phản chiếu một đề tài quen thuộc, The Nude 2 của 10 họa sĩ khai mạc sáng nay 28.10 tại TP.HCM đầy ắp những cung bậc thăng hoa. 'Mỗi người một vẻ', chưa biết có 'mười phân vẹn mười không' nhưng rất bất ngờ và thú vị đến người xem.

Có mặt tại triển lãm mỹ thuật The Nude 2 (ở Toong Cộng Hòa, 18E Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM) từ rất sớm, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cẩn thận, say sưa ngắm từng tác phẩm một và ông cho biết rất thích thú với những sáng tạo của các tác giả.

Cuộc hội ngộ của 10 họa sĩ: Đỗ Thụy, Lương Thu Hà, Phùng Huy, Trần Phương Ly, Mai Huy Dũng, Nguyễn Minh Đông, Nguyễn Minh Tú, Hoàng Hương Giang, Nguyễn Minh, Dương Tuấn với 10 cá tính khác nhau và mười cách nhìn bởi có sự pha lẫn của nhiều thế hệ họa sĩ.

Có mặt từ rất sớm trước giờ khai mạc, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi say sưa ngắm từng tác phẩm

Có mặt từ rất sớm trước giờ khai mạc, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi say sưa ngắm từng tác phẩm

Ông thích thú bàn luận với bạn đồng nghiệp

Ông thích thú bàn luận với bạn đồng nghiệp

Khán giả trẻ chiêm ngưỡng các tác phẩm. Ảnh: NVCC

Khán giả trẻ chiêm ngưỡng các tác phẩm. Ảnh: NVCC

Họa sĩ Đỗ Thụy - cựu giảng viên khoa Kiến trúc (ĐH Kiến trúc TP.HCM) tham gia triển lãm lần này là trường hợp đặc biệt. Ông là một trúc sư mê vẽ, nhất là vẽ tranh nude. "Tôi luôn muốn thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ đúng nghĩa của từ đẹp. Tỉ lệ, màu sắc, sự hài hòa, cả sự huyền hoặc từ trí tưởng tượng… về mặt nào đó rất gần với những thiết kế kiến trúc. Những tác phẩm nude của tôi mang tính tìm tòi, thể nghiệm và đột phá, mong có dịp được ra mắt trong một triển lãm cá nhân trong thời gian tới", họa sĩ Đỗ Thụy chia sẻ chân thành với báo chí về dự định và ước mơ của mình.

Còn họa sĩ Phùng Huy (tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội) cho rằng: "Cái đẹp không có tuổi, có thể đó là vẻ bề ngoài hay tâm hồn thì việc khám phá được nó là rất cần thiết". Còn Lương Thu Hà (tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam) thì thích sự chuyển biến của những đường cong trên cơ thể người phụ nữ qua các giai đoạn phát triển khác nhau của cuộc đời.

Mỗi người phụ nữ đều có những câu chuyện của riêng

Lương Thu Hà lý giải: "Bởi tôi là phụ nữ nên tôi muốn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, đằng sau vẻ đẹp hình thể ấy là biểu cảm của vẻ đẹp tâm hồn. Mỗi người phụ nữ đều có những câu chuyện của riêng mình với vô vàn cung bậc cảm xúc khác nhau khi trải qua các giai đoạn phát triển tất yếu của cuộc đời".

Tác phẩm Đàn bà 40 của Trần Phương Ly

Tác phẩm Đàn bà 40 của Trần Phương Ly

Phía sau mùa xuân (Nguyễn Minh Tú)

Phía sau mùa xuân (Nguyễn Minh Tú)

Cô gái phương Đông 9 (Nguyễn Minh)

Cô gái phương Đông 9 (Nguyễn Minh)

N167 (Mai Huy Dũng)

N167 (Mai Huy Dũng)

Cõi mộng 2 (Phùng Huy)

Cõi mộng 2 (Phùng Huy)

Xuân thì (Lương Thu Hà). Ảnh: NVCC

Xuân thì (Lương Thu Hà). Ảnh: NVCC

Họa sĩ Phùng Huy tâm sự: "Thân phận người phụ nữ từ quá khứ tới hiện tại như được kết nối bởi một sợi dây vô hình. Việc họ rũ bỏ đi 1 phần quá khứ, thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống mới đương đại đã khiến cho phụ nữ trở nên mạnh mẽ hơn. Một ngày, phụ nữ muốn thoát ra khỏi những định kiến hay vỏ bọc mà mọi người khoát lên vai họ, thậm chí do họ tự đặt lên vai mình. Rất nhiều điều họ muốn tâm sự, chia sẻ, muốn được cảm thông nhưng không biết nói với ai, ở đâu và bằng cách nào… Những điều này ở tận nơi sâu thẳm hay là ở ngay trước mặt, cũng có thể ở nơi "cõi mộng" nào đó mà chưa có lời giải thỏa đáng".

Vì vậy mà tranh của họa sĩ Phùng Huy hay suy tư, chất chứa nhiều nỗi niềm. Xem các tác phẩm của anh dường như vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở hình thể mà còn đầy ắp tâm hồn sự trắc trở, khắc khoải.

Họa sĩ người Mỹ gốc Việt Ly Tran (Trần Phương Ly ) thì gởi gắm nhiều tâm trạng. "Tranh nude là một đề tài yêu thích của tôi. Tranh nude của tôi không chỉ khắc họa vẻ đẹp mềm mại của thân hình người phụ nữ, tôi muốn đưa đến cho người xem cảm nhận một dòng chảy của sự sống, của tình yêu, của khát vọng khi lột bỏ bớt những lớp che đậy. Mỗi tác phẩm của tôi là một câu chuyện, một thông điệp", chị tâm sự.

Chiếc khăn hồng và Hoa quỳnh và em (Dương Tuấn) giới thiệu tại triển lãm

Chiếc khăn hồngHoa quỳnh và em (Dương Tuấn) giới thiệu tại triển lãm

Ngày mộng (Hoàng Hương Giang)

Ngày mộng (Hoàng Hương Giang)

Tác phẩm Hiện thực tưởng tượng (Nguyễn Minh Đông)

Tác phẩm Hiện thực tưởng tượng (Nguyễn Minh Đông)

Tác phẩm M.08 (Mai Huy Dũng)

Tác phẩm M.08 (Mai Huy Dũng)

Tác phẩm Nhật thực (Đỗ Thụy). Ảnh: NVCC

Tác phẩm Nhật thực (Đỗ Thụy). Ảnh: NVCC

Xem The Nude 2 của 10 họa sĩ vừa ra mắt tại TP.HCM, nhà nghiên cứu Lý Đợi cho rằng: "Hiện nay tranh khỏa thân còn phụ thuộc khá nhiều vào quan niệm phong hóa, tôn giáo, đạo đức… của cộng đồng. Trong bối cảnh như vậy, khi nghe The Nude 2 sẽ trình bày tới 50 tranh khỏa thân nên tôi tranh thủ đi xem ngay". Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 22.11.2023.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.