Tranh vẽ trên khung giường xuất hiện ở triển lãm của Bùi Chát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tại triển lãm cá nhân lần thứ 5 'Được rồi được rồi' (OK Fine) của nghệ sĩ Bùi Chát, người xem bất ngờ với chất liệu thể hiện là những chiếc giường bố thời Covid-19.

Sáng 8-10, tại Lele Atelier (419 Lã Xuân Oai, P.Trường Thạnh, TP.Thủ Đức, TP.HCM), nghệ sĩ Bùi Chát đã khai mạc phòng tranh khá độc lạ, khi giới thiệu 31 bức tranh sơn dầu vẽ trên toan mới bọc từ những khung giường bố, được sắp đặt ngổn ngang trong không gian một quán cà phê sân vườn.

Tranh sơn dầu trên những khung giường bố của nghệ sĩ Bùi Chát. Ảnh: TRÀ CỦ LỦ

Tranh sơn dầu trên những khung giường bố của nghệ sĩ Bùi Chát. Ảnh: TRÀ CỦ LỦ

Nghệ sĩ Bùi Chát đã tận dụng các khung giường cũ thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các bệnh viện dã chiến từ thời Covid-19 để tạo nên những bức tranh trong hình thức "có một không hai" này.

Được rồi được rồi (OK Fine) là cách Bùi Chát phản ứng trước những khó khăn, căng thẳng, những ràng buộc, bế tắc, những ký ức chồng chéo và cả những lo âu đời thường... đeo bám tác giả. Triển lãm này cũng là cách tác giả tự trấn an bản thân, nhằm đưa chính mình trở lại trạng thái thăng bằng trong cuộc sống khi gặp nhiều bất trắc bất chợt ập đến.

Trước khi trở thành họa sĩ, Bùi Chat là một nhà thơ. Ảnh: TRÀ CỦ LỦ

Trước khi trở thành họa sĩ, Bùi Chat là một nhà thơ. Ảnh: TRÀ CỦ LỦ

Theo nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng: "Tranh Bùi Chát nghiêng hẳn theo hướng trừu tượng - đòi hỏi sự tinh tường và tinh tế trong dụng ngôn hội họa. Và hầu hết tranh tôi đã xem đều thực sự là những tác phẩm đẹp với phong cách Lyrical Abstraction rất riêng. Trừu tượng của Bùi Chát, bằng thứ 'ngôn ngữ tự trị' thuần khiết của hình và màu, thực sự là một thứ hiện thực tâm cảnh. Mỗi bức tranh đều bộc lộ một trạng thái tinh thần, biểu hiện cho một sự thật nào đó trong góc khuất tâm hồn".

Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy có góc nhìn gai góc hơn: "Marguerite Duras từng nói: 'Khi ta lôi từ trong mình ra cả một cuốn sách'. Có thể nói tương tự như vậy về hội họa tình huống của Bùi Chát rằng, tác giả đã lôi cả bức tranh ra khỏi mình, nhưng không định nghĩa cả mình lẫn bức tranh... Đúng như tác giả viết, đó là 'một dạng hội họa không chủ đích'. Và tác giả đang ở trong thời kỳ đầy đam mê, bị thúc đẩy một cách mạnh mẽ bởi tính không chủ đích này".

Tranh trong khuôn viên Lele Atelier (419 Lã Xuân Oai, P.Trường Thạnh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) . Ảnh: TRÀ CỦ LŨ

Tranh trong khuôn viên Lele Atelier (419 Lã Xuân Oai, P.Trường Thạnh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) . Ảnh: TRÀ CỦ LŨ

Và cứ thế, nghệ sĩ Bùi Chát đã vạch cho mình một con đường riêng, một thử nghiệm về ý niệm ứng biến và tình huống. Như tác giả nói, anh đang ở giai đoạn đầu tiên đầy đam mê của một người khám phá nghệ thuật và khám phá chính mình thông qua nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...