Triển lãm 'Chút tình gửi phố': Yêu Hà Nội qua từng góc phố, con đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những góc nhỏ mang kiến trúc, cảnh quan phố xá Thủ đô hiện lên đẹp thơ mộng, lung linh qua đôi mắt một họa sỹ trẻ sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng có một tình yêu Hà Nội rất riêng.
Phố Hàng Bồ ngày cận Tết.

Phố Hàng Bồ ngày cận Tết.

Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tranh đến triển lãm tranh “Chút tình gửi phố.”

Triển lãm mang đến 54 bức tranh khắc họa cảnh quan đô thị Hà Nội của Hoàng Phong, kéo dài từ ngày 10 đến 29/10 tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Hoàng Phong là một họa sỹ trẻ, sinh ra và lớn lên tại thành phố mang tên Bác. Anh đem lòng yêu Hà Nội sau một chuyến đi công tác năm 2017. Dẫu đến với Hà Nội không phải để vẽ, nhưng Hoàng Phong lại rời Hà Nội với một tình yêu hết sức chân thành, để rồi gửi gắm tình cảm ấy lên toan, lên màu.

Từ những bức tranh đầu tiên đăng trên mạng xã hội, họa sỹ trẻ đã liên tục nhận được sự quan tâm. Đa số tranh đều xác lập danh tính bằng những công trình kiến trúc Việt truyền thống, kiến trúc thời Pháp thuộc với những mảng tường vàng đặc trưng. Trên một số bức có những nền cảnh sinh hoạt, lao động của phố thị.

Qua thời gian, nhiều lần tranh của Hoàng Phong được treo tại đúng nơi anh đã vẽ. Anh chia sẻ có 3 bức được treo tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, 1 bức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 2 bức được treo tại Trường Trung học Cơ sở Trưng Vương (26 Hàng Bài) và nhiều tranh thuộc các bộ sưu tập cá nhân khác.

“Tôi yêu mảnh đất Thủ Đô một cách sâu sắc, một tình yêu không đến từ văn chương hay thơ ca hoặc qua cái nhìn của người khác, một tình yêu cực kỳ chủ quan và cá nhân. Yêu từng góc phố từng con đường, yêu lối sống sinh hoạt gần gũi, gắn liền với những hình ảnh xưa cũ vẫn còn được lưu giữ rõ rệt. Đặc biệt, tôi mê mẩn với kiến trúc Hà thành, các tòa nhà, các căn biệt thự trên phố cổ. Tôi thích cái không khí sáng sớm tinh mơ, hoặc tầm sau 10 giờ đêm, phố phường tĩnh lặng và thật thanh bình,” anh chia sẻ trên trang cá nhân.

Một số tác phẩm của họa sỹ Hoàng Phong:

Nhà hát cải lương Chuông Vàng ở góc phố Hàng Bạc-Đinh Liệt.

Nhà hát cải lương Chuông Vàng ở góc phố Hàng Bạc-Đinh Liệt.

Một góc nhà theo phong cách cũ của Hà Nội, có treo tranh cá chép trông trăng.

Một góc nhà theo phong cách cũ của Hà Nội, có treo tranh cá chép trông trăng.

Giảng - nơi nổi tiếng với ''đặc sản'' càphê trứng.

Giảng - nơi nổi tiếng với ''đặc sản'' càphê trứng.

Góc phố cổ gần dịp Trung Thu.

Góc phố cổ gần dịp Trung Thu.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Góc nhà biệt thự Pháp cổ.

Góc nhà biệt thự Pháp cổ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.