Cây thị 900 tuổi gắn liền với chiến tích Bạch Đằng Giang được công nhận là cây Di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây thị và cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc (Quảng Yên, Quảng Ninh). Trong đó, cây thị có tuổi đời hơn 900 năm ở chùa Đống Phúc gắn liền bến Bạch Đằng Giang trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng.
Cây thị 900 tuổi nằm trong khuôn viên chùa Đống Phúc- Quảng Ninh được công nhận là cây Di sản
Cây thị 900 tuổi nằm trong khuôn viên chùa Đống Phúc- Quảng Ninh được công nhận là cây Di sản
Chùa Đống Phúc nằm sát bến Rừng, bên ngã ba tả ngạn sông Bạch Đằng, thuộc làng An Hưng cổ, nay thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo bia đá ghi lại trong chùa, ngôi chùa có từ thời nhà Lý- gắn liền với trận chiến lừng lẫy của Trần Hưng Đạo trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.
Tương truyền, nơi đây đã được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các bộ tướng đến lễ Phật cầu quốc thái dân an trước trận Bạch Đằng lịch sử năm 1288 và cũng là nơi lập đàn cầu siêu cho các chiến sĩ trận vong sau đó. Vì vậy, chùa mặc nhiên trở thành nơi ghi dấu thiêng và tưởng niệm đại thắng này. 
 
Cây thị cao 16-18m, chu vi thân là 5,1m cành lá tươi tốt và vẫn ra trái đều
Cây thị cao 16-18m, chu vi thân là 5,1m cành lá tươi tốt và vẫn ra trái đều
Thượng tọa Thích Thanh Lịch- Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Trụ trì chùa Đống Phúc,trải qua thăng trầm thời gian, chùa nhiều lần được tu sửa nhưng vẻ yên bình, trang nghiêm và những giá trị của nền cốt chùa cũ, kiến trúc và nhiều tượng Phật, bia đá cổ vẫn được lưu giữ, trong đó có hai cây: cây thị và cây gạo cổ gắn liền với lịch sử chùa Đống Phúc.
Cây thị đã tồn tại gần 900 năm, cao 16-18m, chu vi thân là 5,1m nằm ở vị trí hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên và ngôi chùa, hình dáng đặc sắc, bề thế. Cây thị thường được lựa chọn để trồng trong các ngôi chùa bởi đây là loại cây có tuổi thọ cao, gỗ tốt, có thể chống chọi với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Quả thị đẹp, hương thơm. Theo tiếng Hán, cây thị còn có nghĩa là cầu cho mọi sự được như ý.
Cây gạo trên 400 tuổi, cao 13m, chu vi thân là 5,9m, nằm sau nhà Tổ. Theo tư duy của dân gian, “gạo” có nghĩa là no đủ, bông gạo dùng để may gối, chăn tượng trưng cho sự êm ấm. Cây gạo là cây của vũ trụ, là thiên sứ mang thông điệp của trời, báo điềm lành cho đất nước. Hàng năm vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, cây gạo ra hoa đỏ rực một góc sân chùa.
Trải qua những khắc nghiệt của thiên nhiên và những biến cố lịch sử, những cây cổ thụ này vẫn sừng sững, uy nghi trước phong ba bão táp, ngày ngày tỏa bóng mát che chở cho các chư tăng, Phật tử, vẫn cho ra những hoa thắm, trái chín mặc cho những lớp rêu phong in hằn dấu vết thời gian trên mình.
Cây gạo nằm trong khuôn viên chùa cũng đã 400 tuổi
Cây gạo nằm trong khuôn viên chùa cũng đã 400 tuổi
Ngoài cây thị 900 tuổi, cây gạo 400 tuổi trong khuôn viên chùa Đống Phúc, thị xã Quảng Yên còn lưu giữ 2 cây lim Giếng Rừng 700 năm tuổi, chứng tích của bãi cọc Bạch Đằng. Đây sẽ là các điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử ý nghĩa cho Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng.
MAI AN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.