Cầu vồng 'song sinh' xuất hiện ở Hội An, mang lại điều may mắn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 14-10, một số người dân ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam bất ngờ khi chứng kiến cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời.

Theo chia sẻ của một số người dân trên mạng xã hội Facebook, vào khoảng 6 giờ 40 phút sáng cùng ngày, sau cơn mưa nhẹ, họ bất ngờ chứng kiến một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khi cầu vồng đôi rực rỡ và rõ nét xuất hiện trên bầu trời. Một số người dân đã dùng điện thoại lưu lại khoảnh khắc đẹp này và đăng tải lên Facebook.

Cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời Hội An vào sáng 14-10 Ảnh: Facebook
Cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời Hội An vào sáng 14-10 Ảnh: Facebook

Theo các nhà thiên văn, cầu vồng đôi hay còn gọi là cầu vồng "song sinh" ít xuất hiện hơn cầu vồng đơn, nhưng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Mới đây nhất, ngày 22-7, nhiều người dân tại Hà Nội cũng ghi lại được hình ảnh cầu vồng đôi, hay vào tháng 9-2023, người dân cũng chứng kiến hình ảnh cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời ở tỉnh Bình Thuận.

Thông thường, cầu vồng xuất hiện khi ánh sáng mặt trời chiếu vào các hạt mưa, gây ra hiện tượng khúc xạ và tán sắc. Các bước sóng dài (màu đỏ) bị bẻ cong nhiều hơn bước sóng ngắn (màu xanh lam), tạo nên một cầu vồng rực rỡ trên bầu trời.

Hình ảnh cầu vồng đôi được người dân ghi lại vào sáng 14-10 Ảnh: Facebook
Hình ảnh cầu vồng đôi được người dân ghi lại vào sáng 14-10 Ảnh: Facebook

Hiện tượng cầu vồng đôi xảy ra khi các tia sáng mặt trời phản chiếu "lần thứ hai" với các hạt mưa, tạo thành một đường cong thứ hai trên cùng một mặt phẳng với cầu vồng chính. Ánh sáng đi vào hạt mưa và khúc xạ ở bề mặt không thoát ra sau khi chạm vào mặt sau của hạt mưa, mà thay vào đó bị khúc xạ lần thứ hai, tạo nên cầu vồng thứ cấp.

Đặc điểm của cầu vồng thứ hai là màu sắc bị nghịch đảo so với cầu vồng đầu tiên. Ánh sáng từ cầu vồng thứ hai cũng mờ hơn và khó nhìn thấy hơn do lượng ánh sáng bị khúc xạ lần thứ hai ít hơn nhiều. Hình dạng và vị trí của cầu vồng thứ cấp cũng có sự khác biệt, cách cầu vồng chính khoảng 10 độ và tỏa ra ở góc 50 độ.

Theo một số quan niệm dân gian, cầu vồng đôi được coi là một hiện tượng ít gặp và mang lại sự may mắn cho những ai có cơ hội chứng kiến. Trong nhiều nền văn hóa, nó tượng trưng cho sự bắt đầu mới, sự thịnh vượng và sự tỉnh thức tâm linh mạnh mẽ.

Theo Trần Thường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.