Cầu vồng đôi rực rỡ xuất hiện ở Tây Ninh gây thích thú: Có hiếm không?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hình ảnh cầu vồng đôi tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời Tây Ninh được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Liệu đây có phải là hiện tượng hiếm gặp?

“Lần đầu nhìn thấy 2 cầu vồng rõ như vậy!"

Theo đó, hình ảnh 2 cầu vồng cùng xuất hiện trên bầu trời được một tài khoản đăng tải lên mạng xã hội với dòng trạng thái: “Khoảnh khắc tuyệt vời! Cầu vồng đôi trên bầu trời Tây Ninh”.

Hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp sau mưa này thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người tỏ ra thích thú trước hình cầu vồng lạ lạ được ghi lại trong bức ảnh cũng như thắc mắc, liệu rằng đây có phải hiếm gặp hay không.

Hình ảnh cầu vồng đôi được chia sẻ trên mạng xã hội. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Hình ảnh cầu vồng đôi được chia sẻ trên mạng xã hội. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Tài khoản Quỳnh Nga bình luận: “Tuyệt vời! Nhìn đẹp quá đi thôi!”. “Hôm qua mình cũng thấy. Siêu đẹp luôn! Đó giờ lần đầu thấy 2 cầu vồng rõ nét như vậy đó!”, nickname Hồng Nhu chia sẻ.

Trao đổi với Thanh Niên, chị Nguyễn Tuyền (36 tuổi, ngụ Tây Ninh) cũng xác nhận chiều hôm qua 4.7, chị chứng kiến hiện tượng cầu vồng đôi này khi ở gần nhà tại H.Dương Minh Châu.

“Sau cơn mưa, cầu vồng xuất hiện. Nhìn đẹp lắm! Hồi đó giờ tôi thấy cầu vồng nhiều rồi, nhưng lần đầu tiên tôi thấy được 2 cầu vồng cùng xuất hiện như vậy nên thấy lạ vô cùng. Thấy vậy, tôi cũng tranh thủ lấy điện thoại chụp lại làm kỷ niệm", chị cho biết.

Anh Tiến Hải (27 tuổi, ngụ Tây Ninh) xác nhận mình đã thấy cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời nơi mình ở ngày hôm qua, sau cơn mưa. Thấy vậy, anh gọi mọi người trong nhà ra ngắm. Anh cho biết dù cầu vồng không phải hiện tượng hiếm gặp, nhưng cầu vồng đôi thì không phải lúc nào cũng chiêm ngưỡng được nên anh cảm thấy vô cùng may mắn.

“Hiếm hơn cầu vồng một chút"

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết hiện tượng 2 cầu vồng cùng xuất hiện như trong những bức ảnh được chia sẻ trên mạng ít xuất hiện hơn so với hiện tượng 1 cầu vồng bình thường, nhưng không phải là quá hiếm.

“Ví dụ trong 10 lần cầu vồng xuất hiện, thì sẽ có 2 - 3 lần có cầu vồng đôi. Đặc điểm của cầu vồng đôi này là cầu vồng thứ 2 (cầu vồng phụ) xuất hiện có màu nhạt hơn và thứ tự màu ngược lại so với cầu vồng đầu tiên. Bình thường, cầu vồng thứ 2 rất nhạt, nếu không để ý kỹ sẽ rất khó thấy", cựu Chủ nhiệm HAAC nói thêm.

Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với mặt trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng mặt trời.

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Theo chuyên gia, bản chất của cầu vồng là sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng mặt trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.

Các giọt nước có vai trò giống như một lăng kính. Khi ánh sáng mặt trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với mặt trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng mặt trời.

Còn với hiện tượng cầu vồng đôi, cầu vồng phụ xuất hiện là do sự nhiễu xạ ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy được cả góc 52 độ so với ánh sáng mặt trời. Ở góc 52 độ này chúng ta có thể thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong của các giọt nước, trước khi ánh sáng phản xạ và đi ra bên ngoài. Chính vì thế mà cầu vồng phụ có các màu đảo ngược và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời hai góc 42 độ và 52 độ so với ánh sáng mặt trời.

“Trong điều kiện bình thường, có thể thấy được 1 cầu vồng. Trong những điều kiện thuận lợi hơn, chúng ta có thể thấy 2, thậm chí là 3 cầu vồng. Tất nhiên, chúng hiếm hơn so với hiện tượng 1 cầu vồng. Chúng giống như là những đường tròn đồng tâm!”, ông Vũ Thế Hoàng, Chủ nhiệm Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.