Xây dựng môi trường xanh: Hoàn thiện chính sách, quyết liệt hành động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, UBND tỉnh, các sở, ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý, ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở để đưa Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 vào cuộc sống.

Bên cạnh đó, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và triển khai nhiều mô hình hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Từ ngày 1-1-2022, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực thi hành. Để chủ động triển khai, đưa luật đi vào cuộc sống, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở. Trong đó, đáng chú ý là các quyết định về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh; quyết định quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải; nghị quyết quy định một số mức chi sự nghiệp BVMT trên địa bàn tỉnh…

lay-4-1.jpg
Người dân xã Vân Canh tham gia chương trình đổi rác thải nhận quà. Ảnh: V.L

Ngoài ra, tỉnh ban hành các kế hoạch, chương trình về BVMT trên địa bàn tỉnh năm 2025 và định hướng đến năm 2030; kế hoạch quản lý chất thải rắn giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; phương án xử lý nước thải các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh; kế hoạch thực hiện chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành GTVT.

Bên cạnh đó, hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và các địa phương trong tỉnh kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến Luật BVMT năm 2020 để phù hợp thực tế, chặt chẽ, đầy đủ về mặt pháp lý.

Bà Hà Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, nhìn nhận: Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh được thực hiện đồng bộ, kịp thời, thống nhất với hệ thống pháp luật và có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn. Đặc biệt, UBND tỉnh ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về BVMT để cụ thể hóa việc triển khai các quy định của Luật BVMT năm 2020 vào thực tiễn và đem lại nhiều hiệu quả tích cực.

Quyết liệt hành động

Bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, UBND tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút các nguồn vốn vay, vốn viện trợ của nước ngoài để thực hiện các dự án về BVMT trên địa bàn tỉnh. Đơn cử như dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước khu vực đô thị; xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; nâng cấp bãi chôn lấp chất thải rắn. Trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt, UBND tỉnh ưu tiên các công nghệ hiện đại như đốt rác phát điện, đốt tiêu hủy...

them2.jpg
Cán bộ Trung tâm Quan trắc TN và MT (Sở Nông nghiệp và Môi trường) kiểm tra hệ thống trạm quan trắc chất lượng môi trường. Ảnh: V.L

Đặc biệt, từ đầu năm 2025, hệ thống các trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh chính thức đi vào hoạt động; ghi nhận và truyền dữ liệu ổn định về trung tâm điều hành.

Theo TS Nguyễn Việt Cường, Chi cục trưởng Chi cục BVMT (Sở Nông nghiệp và Môi trường), trước đây, các đơn vị tiến hành lấy mẫu, quan trắc môi trường từ 2-4 lần/năm. Do đó, việc đưa ra các cảnh báo và ứng phó với tình trạng ô nhiễm còn hạn chế. Hiện nay, với việc ứng dụng công nghệ số, hệ thống quan trắc tự động liên tục ghi nhận thông tin về môi trường mỗi 5 phút/lần, qua đó nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo diễn biến chất lượng thành phần không khí, môi trường nước và kiểm soát các nguồn thải phát sinh trên địa bàn tỉnh.

3them.jpg
Người dân xã Vân Canh tham gia chương trình đổi rác thải nhận quà. Ảnh: V.L

Bên cạnh đó, UBND tỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và điều chỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí hậu. Đồng thời, nghiên cứu đảm bảo sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu; vùng thường xuyên bị tác động của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Đặc biệt, các sở, ngành, đơn vị và các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, mô hình về BVMT và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Điển hình như: Phân loại rác thải tại nguồn; ủ rác thải thực phẩm làm phân bón hữu cơ; ngày Chủ nhật xanh; thu gom rác thải nhựa gây quỹ giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn; trường học không rác thải nhựa, thân thiện với môi trường; đổi rác thải, pin thải nhận quà…

Bà Lê Thị Phi Yến, Chi hội trưởng phụ nữ khu phố Trung Lương (phường Bồng Sơn) cho hay: “Hiện 100% gia đình hội viên phụ nữ tại khu phố tham gia việc phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác hữu cơ thành phân vi sinh, giúp giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường”.

Có thể bạn quan tâm

Tổ ấm ven biển đậm chất nghỉ dưỡng với thiết kế mở

Tổ ấm ven biển đậm chất nghỉ dưỡng với thiết kế mở

Ngôi biệt thự nằm trên bãi biển Riviera de São Lourenço, ven biển bang São Paulo, Brazil, được thiết kế cho một một gia đình gồm hai vợ chồng trẻ và hai con nhỏ. Ngôi biệt thự đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng bên bờ biển và có thể trở thành nơi sum vầy cùng gia đình, bạn bè của gia chủ. 

Khánh thành cầu treo tại xã Ayun

Khánh thành cầu treo tại xã Ayun

(GLO)- Ngày 8-6, UBND xã Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phối hợp với gia đình chị Phan Thùy Linh (TP. Hồ Chí Minh) khánh thành cầu treo làng H’Vắt bắt qua sông Ayun.

Thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ sạt lở đất đá tại đường tránh thị xã An Khê. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ sạt lở đất đá tại đường tránh thị xã An Khê

(GLO)- Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê thuộc phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và CNCH Công an tỉnh Gia Lai thực tập phương án CNCH tình huống sạt lở đất đá tại khu vực đường tránh thị xã An Khê đoạn giao nhau với đường tỉnh 669, thuộc địa bàn phường An Phước.

null