Độc đáo làng bè '7 sắc cầu vồng' mới xuất hiện ở An Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hình ảnh những chiếc bè nổi đủ màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím... đang được cộng đồng yêu du lịch chia sẻ trên mạng xã hội, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn bạn trẻ trong thời gian tới.
Làng bè "7 sắc cầu vồng" mới xuất hiện ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc. Ảnh: KHƯƠNG NHẬT MINH

Làng bè "7 sắc cầu vồng" mới xuất hiện ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc. Ảnh: KHƯƠNG NHẬT MINH

Những ngày gần đây, hình ảnh về một làng bè sặc sỡ sắc màu xuất hiện trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của người yêu du lịch. Địa điểm nằm ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc, thuộc thị trấn Đa Phước, H.An Phú, tỉnh An Giang.

Anh Khương Nhựt Minh đến từ Vĩnh Long, vừa đến làng bè này vào ngày 18.9, rất ấn tượng với khung cảnh và gọi nơi này là "làng bè 7 sắc cầu vồng" vì quá sặc sỡ.

"Từ chợ Châu Đốc có tàu du lịch chở khách thăm làng bè, đi khoảng 5 phút là tới nơi. Quá xuất sắc, ở miền Tây tôi chưa từng gặp bè cá như vậy", anh Minh nói và cho biết rất thích những ngôi nhà nổi mọc san sát nhau, có đầy đủ tiện nghi và nội thất như trên bờ.

Những bè cá san sát nhau, kiên cố, vững chãi. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH
Những bè cá san sát nhau, kiên cố, vững chãi. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Anh Minh cũng khá bất ngờ vì những ngôi nhà trên sông rất rộng, vững chắc, kiên cố, không dập dềnh như tưởng tượng. "Ở Vĩnh Long, người dân quê mình thường làm bè nuôi cá trên phao nổi, cảm giác hơi chòng chành. Nhưng ở đây mọi người gia cố rất chắc chắn, hai bên bè họ đóng ván, còn phía trước và sau sẽ rào lưới. Bè lớn dài 20 m, rộng 10 m, bè nhỏ dài 12 m và rộng 6 m. Mình đến một hộ dân và biết chủ nuôi khoảng 100.000 con cá he, mè vinh, 10 tháng mới thu hoạch", anh Minh nói.

Mỗi bè cá là một ngôi nhà nổi trên sông. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Mỗi bè cá là một ngôi nhà nổi trên sông. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Theo Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang, làng bè Châu Đốc đã có từ lâu, là nơi nuôi cá nước ngọt nổi tiếng của tỉnh với đủ loại như: cá tra, mè vinh, điêu hồng, cá lóc, cá he... Khoảng 20 năm trở lại đây, số lượng bè ngày càng tăng.

Để tạo điểm nhấn, làm mới sản phẩm du lịch An Giang, địa phương có chủ trương sơn màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím... cho khoảng 160 chiếc bè cá trên sông nhằm tạo hiệu ứng đẹp mắt, thu hút du khách.

"Dự kiến còn một tháng nữa chúng tôi sơn màu xong, lúc đó sẽ giới thiệu làng bè sắc màu để khai thác du lịch", ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang nói.

Hiện có khoảng 50 chiếc bè cá đã được sơn màu. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Hiện có khoảng 50 chiếc bè cá đã được sơn màu. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Trước đó, một số hộ nuôi cá ở làng bè Châu Đốc đã làm dịch vụ du lịch, tuy nhiên số lượng rất ít. Sau khi khoác lên mình "chiếc áo" mới, địa phương sẽ vận động người dân đón khách tham quan, bổ sung dịch vụ ăn uống, cho mọi người trải nghiệm nuôi cá trên sông. Đồng thời tìm hiểu cuộc sống trên bè của người dân miền sông nước, thưởng thức món ăn đặc trưng của tỉnh An Giang...

Ngoài ra, du khách có thể kết hợp tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Chăm ở An Giang gần đó, xem dệt thổ cẩm, tham quan các thánh đường Hồi giáo, thưởng thức những món bánh dân gian, mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ... về làm quà lưu niệm.

Những ngôi nhà đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím... rực rỡ trên sông Hậu. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Những ngôi nhà đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím... rực rỡ trên sông Hậu. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Theo ông Hiếu, sau khi hoàn thành phần sơn màu, dự án sẽ tiếp tục gắn đèn led trên bè cá để tạo điểm nhấn về đêm, khách có thể đến trải nghiệm, ngắm cảnh làng bè lung linh trên dòng sông Hậu.

Để đến làng bè, du khách ghé khu vực tượng đài cá basa ở chợ Châu Đốc đặt thuyền tham quan với giá 100.000 đồng/người. Ngoài ra, bạn có thể mua tour trọn gói của các công ty lữ hành, lịch trình đi làng bè Châu Đốc, làng Chăm Châu Giang, miếu Bà Chúa Xứ, rừng tràm Trà Sư... với giá 850.000 đồng/người, bao gồm ăn uống, bảo hiểm du lịch.

Địa phương kỳ vọng sau khi khoác lên mình "chiếc áo" mới, làng bè Châu Đốc sẽ là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Địa phương kỳ vọng sau khi khoác lên mình "chiếc áo" mới, làng bè Châu Đốc sẽ là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh: KHƯƠNG NHỰT MINH

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/doc-dao-lang-be-7-sac-cau-vong-moi-xuat-hien-o-an-giang-185230921113818049.htm

Có thể bạn quan tâm

Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

(GLO)- Dù không rộn ràng lễ hội, song đồi cỏ hồng Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Sắc hồng tím của đồng cỏ mênh mông lẫn vào màu xanh mướt của rừng thông tạo nên khung cảnh lãng mạn, nên thơ.
Khi người dân là đại sứ du lịch

Khi người dân là đại sứ du lịch

(GLO)- Những ngày cuối năm, bầu trời cao vợi và xanh thăm thẳm. Và hơn ai hết, mỗi người con Gia Lai, dù đang sống ở đâu cũng mong muốn quay về. Và từ trang cá nhân của những người bạn tôi đang sinh sống ở Gia Lai, tôi hiểu, họ đang trở thành đại sứ du lịch của mảnh đất mình đang sống.
Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

(GLO)- Cao nguyên mùa khô, hầu như đi đâu cũng gặp sắc vàng của dã quỳ. Lòng lại chợt nhớ đến đôi câu của một người bạn ở phố biển Quy Nhơn trong một lần đến Pleiku rồi có chuyến thưởng ngoạn mùa hoa dã quỳ ở núi Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) mà tức cảnh sinh tình: “Sắc vàng ai nhuộm sơn khê/Nắng vàng ai trải đê mê đất trời/Mùa vui gió hát rong chơi/Bướm vàng ai thả lả lơi bên đồi”.
Cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói”

Cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói”

(GLO)- Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023 đã khép lại với nhiều hoạt động ấn tượng, đặc sắc, thu hút trên 165 ngàn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Thành công này không chỉ đến từ con số mà từ sự “chuyển động” đầy lạc quan ở chính người làm du lịch và du khách khi đến với các hoạt động trong chuỗi sự kiện đặc sắc này.
Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Nâng tầm “thương hiệu” du lịch

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Nâng tầm “thương hiệu” du lịch

(GLO)- Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2023 do UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã bế mạc vào sáng 18-11. Qua 4 lần tổ chức, đây là lần đầu tiên chiếc cúp A Sanh được trao cho đội vô địch hội đua thuyền, như một cách xác nhận “thương hiệu” du lịch cho sự kiện đã trở thành điểm nhấn đặc sắc của huyện vùng biên.