Cánh én ngày xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đẹp xiết bao cánh én chao liệng trên không trung giữa ngày xuân, lúc ấm trời. Câu thơ của cụ Nguyễn Tiên Điền: “Ngày xuân con én đưa thoi”, hầu như ai cũng thuộc làu, như thể ca dao, như thể tục ngữ...
Chim én thường lượn bay từng đàn, từ sáng sớm đến cuối chiều, vẽ lên nền trời vẻ dịu dàng, mềm mại! Chúng để lại tiếng kêu líu ríu như gió thoảng mây trôi, cho trời xanh thành tiếng hát dịu êm đến yên bình. Hồi bé sống ở quê gần như cả năm tôi đều thấy chim én. Hễ ấm trời là bầy chim xuất hiện; ngày mưa dầm gió bấc tiết trời se lạnh thì bay đi. Ở cái xóm nhỏ thoi loi dăm nóc nhà sau lưng là sông, bến lở; ruộng đồng vây bọc, chim én đem đến cho tôi niềm vui và nhiều gợi tưởng. Tôi cũng đã phát hiện, ở gác chuông nhà thờ cách nhà một quãng đồng, chim én nhiều lắm lắm, chập chờn bay quanh, bay vào bay ra như thể là nhà của chúng. Những buổi chiều tà, tôi thường chạy đến đó lặng nhìn, rồi nghĩ chúng đang tỏ tình, kết duyên, làm tổ cùng líu ra líu ríu.
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Ngay những ngày đầu làm cư dân Pleiku, tôi đã cố quan sát tìm chim én. Phần nhiều chỉ thấy chim yến. Mà có sao đâu, thì chúng cũng bay lượn trên bầu trời, cũng săn mồi trên không trung, hình dáng, sắc lông khá giống nhau, vẫn líu ríu những lời cũ kỹ không thay đổi. Có những chiều, nhớ quê, tôi giong xe độc hành đến cánh đồng An Phú. Nhìn chim yến chao liệng trong nắng chiều hoàng hôn trôi chậm mà nỗi nhớ vơi đầy. Ôi, những con chim thân yêu của tôi, nó cũng đến được Phố núi, tuy không nhiều. Rồi nghĩ, trên đất nước mình, hẳn là vùng miền nào nó cũng có mặt, lại thấy lòng vui vui.
Vậy nên, đau xót lắm thay khi cánh chim được xem là sứ giả của mùa xuân, nguồn cảm hứng thi ca, của tình yêu thiên nhiên mãnh liệt ngàn dặm thiên di trú đông nơi đất lành thì giờ đây, có lúc, có nơi lại được nhìn bằng con mắt “đặc sản”, có trong danh mục thực đơn nhà hàng, quán nhậu? Thử hình dung, cuộc sống quanh ta nếu không có cây xanh, cỏ hoa, chim chóc sẽ đơn độc, ngột ngạt đến nhường nào? Nói chi tới trời Âu xứ Á xa xôi, khu vực Nhà thờ Đức Bà (TP. Hồ Chí Minh) chim bồ câu được nuôi, được chăm sóc, bảo vệ đấy thôi. Chim sẻ, chim sáo quanh nhà từng đàn, cu gáy cặp đôi trong vườn nhẩn nha tìm mồi, cho ta tiếng hót vui tai, cái nhìn vui mắt mà nhẹ lòng. Chúng góp phần làm nên cái đẹp của cuộc sống này.
 NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.