Cánh cửa mùa hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhìn những chiếc lá rụng trái mùa trên phố cuối xuân, tôi lại ngỡ cây đang mở cánh cửa vào mùa hạ. Một cánh cửa vô hình chưa kịp khép lại đã vội vã mở ra lá xanh trên những tán cây già.
Nhiều khi tôi cứ ám ảnh, có phải chúng ta đang sống quá vội vã không mà cây cối, đất trời bị dồn ép trong một cảm quan của thời gian tâm lý. Người canh cánh việc ngày mai suốt đêm tự hỏi: “Trời đã sáng chưa?”, người thao thức thì chẳng mấy chốc đã nghe tiếng gà gáy sáng. Còn chúng ta vẫn lặng lẽ đi giữa xao xác mùa màng.
Tôi về phố, coi tiếng còi xe là chiếc đồng hồ thời gian thực tế nhất. Nói nghe có vẻ khó tin nhưng thật ra với từng ấy chiếc xe trong thành phố này, sáng ra đi làm và chiều tan tầm về là 2 “giọng” khác nhau. Tiếng còi vội vã và chán nản, tiếng còi giục giã và gắt gỏng tạo ra một thứ siêu ngôn ngữ, dòng người chấp chới giữa 2 âm điệu đó. Tưởng như cả đến những khóm cây được trồng ở dải phân cách hay giữa bùng binh ngã tư cũng bị chột đi bởi tiếng còi.
Nhưng rồi, mưa mùa hạ đã lập lại một trật tự công bằng. Tất cả trở về cái vạch xuất phát lướt thướt trong mưa. Tiếng sấm đêm vang trên tất thảy các mái nhà dù được xây kiên cố hay đã cũ kỹ, ánh chớp mở ra cửa trời u minh huyễn hoặc. Mùa hạ đã tạo ra những chiều kích của vũ trụ này.
Nhưng bây giờ, mùa xuân vẫn còn. Mùa xuân cứ vơi dần, chầm chậm để không ai níu giữ nổi nhưng cũng đâu thể tiếc. Có người bảo giọt cà phê mùa xuân rớt xuống chậm lắm bởi có muôn vàn thứ níu giữ. Tôi chỉ biết rằng, hình như đó cũng là quy luật như những giọt nước mưa gặp nhau trên dây phơi ngoài sân vắng. Sớm hội ngộ sẽ phải sớm rơi như người gặp nhau nặng tình phải chia lìa.
Tranh minh họa: K.N.B
Tranh minh họa: K.N.B
Tôi nhớ ngày xưa, ở nhà bà tôi có cánh cổng tre vương đầy dây tơ hồng. Những cái tay non tơ hồn nhiên đến mức cho đến bây giờ tôi không thấy một sự tạo hình nào tự nhiên như thế. Bởi thế, mỗi sáng thức dậy, lại thấy chị tôi khe khẽ mở cổng. Chị sợ rằng những tiếng “kọt kẹt” ấy sẽ lay động dây tơ non nớt mềm yếu kia đến tận chân trời làm vỡ ra tiếng sấm tháng ba. Tiếng sấm cũng như một tiếng kẹt cửa, đưa ta vào mùa mới bằng cách kỳ diệu như thế.
“Hôm nay mở cổng vẫn còn mùa xuân em ạ”-chị tôi khe khẽ. “Sao chị biết?”-tôi hỏi nhỏ. “Em hãy nhìn cánh chuồn kim trên mặt nước kia, những đôi cánh mỏng đến mức chỉ sợ rằng nó sẽ tan vào mưa, ngay từ trận mưa đầu tiên”-chị tôi trả lời mà như thầm nhủ với mình.
Và, cánh cửa vô hình ấy đã đón mấy anh chị em tôi vào cuộc phiêu lưu của đời người để rồi sau này trở lại, không bao giờ về được tuổi thơ của mình. Hôm nay, nhìn lũ trẻ đang háo hức tắm mưa, cơn mưa đầu mùa, bàn chân đạp trên những chiếc lá rụng vụng về cuối xuân trên phố thấy như đâu đó có tiếng đứa bạn nào vừa mới gọi tên mình.
BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.