Cần tầm nhìn trong đổi mới, đánh giá thi tốt nghiệp THPT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đổi mới thi cử, đánh giá tốt nghiệp THPT được thực hiện từ hơn 2 thập niên qua, nhưng vẫn thiếu một tầm nhìn chung cho đổi mới trong đánh giá, thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào đại học…
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chúng ta đã chứng kiến việc đổi mới thi cử, đánh giá tốt nghiệp THPT trong hơn 2 thập niên qua. Và vài năm gần đây là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác này… Nhưng trên thực tế lại cho thấy, việc đổi mới vẫn cứ tiếp diễn tình trạng thay đổi xoành xoạch và thiếu đi một tầm nhìn chung cho đổi mới trong đánh giá, thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào đại học…

Đổi mới có thể xem là công việc thường xuyên trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách nhằm đạt được các kết quả tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của thực tiễn. Cuộc sống biến đổi không ngừng đòi hỏi chính sách luôn mềm dẻo, linh hoạt thích nghi; nếu không có đổi mới, sẽ không có tiến bộ cách mạng và khó tồn tại, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, đổi mới rất cần dựa trên sự hiểu biết cộng với ý chí và bản lĩnh dấn thân, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Nhưng đổi mới không chưa đủ mà kèm theo đó phải có tầm nhìn, có tính chiến lược và tính toán các tác động rủi ro… Chính vì vậy, người ta nói đổi mới là quan trọng nhưng quản lý sự thay đổi còn quan trọng hơn.

Đổi mới thi cử, đánh giá tốt nghiệp THPT được thực hiện từ hơn 2 thập niên qua, nhưng vẫn thiếu một tầm nhìn chung cho đổi mới trong đánh giá, thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào đại học… Hệ quả tất yếu là cả xã hội cũng nhiều phen nháo nhào vì sự đổi mới kiểu “giựt cục” như vậy. Mà trong đó, những câu chuyện như: “3 chung” (chung đợt - chung đề - chung kết quả), với chiếc áo quá chật, tạo áp lực cho xã hội, nhiều tiêu cực trong luyện thi; vụ dùng xe cứu thương 115 để đăng ký nguyện vọng vào ĐH; thi đến 30 điểm vẫn trượt ĐH… là ví dụ rất cụ thể. Hay như câu chuyện quy đổi điểm thi tốt nghiệp THPT chọn mốc 25 điểm mà không hề có tính toán đến việc chuẩn hóa các bài thi, điều kiện kinh tế - xã hội, sự khác nhau giữa các trung tâm ra đề thi đánh giá năng lực tổng hợp…

Công nghệ được ứng dụng trong đo lường đánh giá được hiểu là sự tổng hợp của 3 thành tố: tổ chức, thiết bị máy móc và phần mềm. Công nghệ chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi không chỉ chăm chăm vào phần cứng mà rất cần quan tâm đến phần mềm. “Phần mềm” ở đây không phải phần mềm trong máy tính mà là những sản phẩm của não bộ thiết kế quy trình, cơ chế, chính sách để vận hành thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, việc vận hành cũng phải xem xét đến thực tế và có trở bộ phù hợp. Còn nhớ, kỳ tuyển sinh năm ngoái chỉ mỗi câu chuyện nộp lệ phí thi rối beng lên do nhiễu loạn của các quy định, hướng dẫn của cơ quan làm chính sách cũng đã khiến cho các chuyên gia công nghệ “bó tay”. Một sự thay đổi dù rất nhỏ của quy định sẽ dẫn đến biến đổi thuật toán, kéo theo là sự thay đổi cả dây chuyền và xử lý không kịp sẽ dẫn đến sự việc phức tạp hơn.

Theo tôi, để ứng dụng CNTT trong đổi mới thi cử rất cần một chính sách bao trùm, phòng ngừa tối đa các rủi ro và không thay đổi xoành xoạch. Yếu tố thứ hai là tổ chức (bố trí, lập kế hoạch, sắp xếp phân bổ nguồn lực khai thác tốt nhất giữa thiết bị công nghệ) và các chính sách cơ chế. Muốn đổi mới, ngoài ý tưởng sáng tạo và sáng kiến rất cần nguồn lực đầu tư cho các hoạt động hiệu quả và quản lý nguồn lực tài chính, con người và thông tin một cách thông minh.

Công tác đào tạo, truyền thông về đổi mới công nghệ rất quan trọng. Mọi việc làm tốt nhưng con người thực hiện các công nghệ bảo thủ, không muốn tiếp thu cái mới, thiếu kỹ năng, sợ trách nhiệm, giấu dốt… sẽ là những yếu tố rủi ro tiềm năng cản trở ứng dụng CNTT trong đổi mới thi kiểm tra đánh giá và yếu tố này cũng cần được quan tâm. Vì thế, những lớp tập huấn kỹ năng sử dụng, quản lý cần đi trước và thực hiện chuyên nghiệp, tránh vài trường hợp không làm được và có thái độ phản ứng tiêu cực trước một chính sách mới. Công việc này là nhiệm vụ của cơ quan ban hành chính sách và sự hợp tác hiệu quả của cơ sở đào tạo. Cùng nhau tháo gỡ, lắng nghe chân thành thì việc ứng dụng CNTT mới không bị rối lên như canh hẹ.

Tóm lại, ứng dụng chuyển đổi số trong thi kiểm tra, đánh giá là việc rất cần thiết, cấp bách nhưng đòi hỏi phải có chiến lược, lộ trình rõ ràng với nguồn lực đầy đủ sẽ hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.