Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ bao nhiêu ngày dịp Quốc khánh 2.9.2023?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo hướng dẫn tại Công văn 8056/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ, dịp lễ Quốc khánh năm 2023, cán bộ , công chức, viên chức và người lao động sẽ nghỉ từ thứ sáu (ngày 1.9) đến hết thứ hai (ngày 4.9).
Người lao động được nghỉ 4 ngày dịp Quốc khánh 2.9. Ảnh minh họa: Hà Phương

Người lao động được nghỉ 4 ngày dịp Quốc khánh 2.9. Ảnh minh họa: Hà Phương

Đợt nghỉ này bao gồm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 1 ngày nghỉ hằng tuần và 1 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của Bộ luật Lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.

Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Đối với người lao động không phải là công chức, viên chức, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023.

Theo đó, người lao động được nghỉ thứ bảy ngày 2.9 và lựa chọn 1 trong 2 ngày, thứ sáu (ngày 1.9) hoặc chủ nhật (ngày 3.9).

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định của Bộ luật Lao động.

Người lao động nếu làm thêm giờ, làm việc ban đêm vào kỳ nghỉ lễ, Tết hưởng lương ít nhất bằng 300%, chưa bao gồm tiền lương làm việc ngày này.

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và một ngày Quốc khánh của nước họ.

Trước đó, trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, người lao động đã được nghỉ 5 ngày liên tiếp do ngày 30.4, 1.5 liền kề với dịp nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, trong năm 2023 người lao động có 3 dịp nghỉ dài ngày là kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão (7 ngày); Giỗ tổ Hùng Vương, 30.3 và 1.5 (5 ngày), Quốc khánh 2.9 (4 ngày).

Có thể bạn quan tâm

Nghề “cõng” hoa Tết

Nghề “cõng” hoa Tết

Cuối tháng Chạp, thương lái đổ về “thủ phủ” hoa cúc ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) lấy hàng phục vụ thị trường, đây cũng là lúc hàng chục lao động làm nghề “cõng” hoa vào thời điểm mưu sinh với hy vọng có được cái Tết đủ đầy.

Các chiến sĩ Trung đoàn 38 (Sư đoàn Bộ binh 2, Quân khu 5) được tư vấn hướng nghiệp trước khi xuất ngũ. Ảnh: M.N

Quan tâm tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ

(GLO)- Hàng năm, Gia Lai có hàng ngàn thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an nhân dân trở về địa phương. Các tổ chức Đoàn-Hội trong tỉnh đã triển khai các chương trình tư vấn giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, giúp họ có công việc và thu nhập ổn định.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.