Cảm ơn nghề báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tôi là phóng viên công tác tại huyện vùng sâu Kông Chro (tỉnh Gia Lai) với tuổi nghề còn khá trẻ. Nhưng, quá trình tôi luyện, thử thách trong môi trường làm báo, bản thân đã có thêm nhiều bài học kinh nghiệm cùng biết bao kỷ niệm vui-buồn, nhiều khi không thể diễn tả thành lời, nhất là mỗi dịp 21-6.

Cơ duyên đã đưa tôi đến với nghề phóng viên và gắn bó với nghề bằng một tình yêu và sự nhiệt huyết. Thi thoảng gặp gỡ đồng nghiệp, nghe kể về những câu chuyện trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi rộn vang tiếng cười. Những chuyện tưởng như đơn giản nhưng lại trở thành kỷ niệm gắn bó với phóng viên như: vì chạy theo xe đoàn công tác mà rơi mũ nhưng không thể quay lại lấy hay đang đi xe giữa trời nắng bắt gặp hình ảnh đẹp liền dừng xe để chụp ảnh...

Đó còn là những lần lặn lội đường trơn trượt, dốc đá để tìm nhân vật, để khai thác mảng đề tài mà mình tâm huyết; là mỗi lần cặm cụi thực hiện tác phẩm tham gia một giải báo chí, phải viết đi viết lại cả vài chục lần, đêm nằm ngủ cũng mơ tới bài viết dù khi kết quả chỉ là giải khuyến khích nhưng tự bản thân rất vui vì đã cố gắng hết sức.

Nghề phóng viên đã giúp tôi ngày ngày uốn nắn, rèn từng con chữ để rồi mỉm cười khi bài viết gắn với tên mình được đăng báo, niềm vui nhân lên khi cuối tháng được nhận nhuận bút. Trong suốt thời gian làm cộng tác viên Báo Gia Lai với tôi là những lần tự nghiên cứu, học hỏi để nâng cao tay nghề. Mỗi tác phẩm được tòa soạn duyệt đăng, tôi cảm thấy rất vui sướng, có chút hãnh diện khi bút danh của mình được ghi tên trên tờ báo của tỉnh nhà. Và cũng không ít lần hụt hẫng khi tin bài không được duyệt đăng cùng dòng hồi âm: “Tin, bài này không đạt em nhé”. Mỗi lần như thế, tôi luôn tự nhủ mình cần cố gắng nhiều hơn nữa, thật cẩn trọng trong từng con chữ.

Mỗi bài viết là tâm huyết, cống hiến, dồn hết sự uốn nắn con chữ của mỗi phóng viên. Nếu bài viết suôn sẻ thì người viết rạng ngời niềm vui. Còn nếu chẳng may xảy ra sai sót thì bài viết được đánh giá thấp. Để niềm vui con chữ được trọn vẹn thì trong từng bài viết của phóng viên luôn phải có sự chỉn chu. Do vậy, mỗi phóng viên phải luôn luôn tự học hỏi, tư duy sáng tạo, thường xuyên đọc sách báo, tích cực đi cơ sở để thu thập thông tin, từ đó sáng tạo thêm nhiều tác phẩm chất lượng.

Tôi luôn thầm cảm ơn nghề báo đã giúp bản thân mình trở nên mạnh mẽ, có cái nhìn lạc quan về cuộc sống. Là một phóng viên ở cơ sở, tôi tự nhủ sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thành công việc được giao, cống hiến hết niềm đam mê, nhiệt huyết tuổi trẻ với công việc mà mình lựa chọn. Vì đó là hạnh phúc khi có một công việc để làm, để nhận lại lời cảm ơn thân thương “cảm ơn phóng viên” hay những câu chào trìu mến “chào phóng viên” của bà con dân làng. Những cảm xúc ấy tôi chỉ có thể nói thành một niềm vui, hãnh diện rằng: Cảm ơn nghề báo!

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...