Cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bệnh viện Đa khoa Gia Lai hiện có 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, hầu hết đều là người nghèo, khó khăn. Nhiều bệnh nhân do khó khăn về kinh tế nên vấn đề dinh dưỡng chưa đảm bảo khiến việc điều trị bệnh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, việc thiếu kiến thức trong thực hành dinh dưỡng nên nhiều bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lai chưa thể thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cho người chạy thận dẫn đến bệnh tình thêm nặng. Theo điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) Trần Thị Kim Chung, hiện nay, số lượng bệnh nhân suy thận mạn tính cần lọc máu chu kỳ ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Riêng tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc- Đơn vị thận nhân tạo (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) có 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo. Hiện tại, các vấn đề về tư vấn dinh dưỡng, xây dựng khẩu phần ăn chuyên biệt dành cho đối tượng bệnh nhân suy thận mạn tính còn chưa được thực hiện đầy đủ. Song song đó, quá trình lọc máu chu kỳ cũng gây mất các chất dinh dưỡng, tình trạng dị hóa đi kèm cũng gây suy dinh dưỡng cho nhóm bệnh nhân này.

Bệnh viện Đa khoa Gia Lai hiện có 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, hầu hết đều là người nghèo, khó khăn. Ảnh: Như Nguyện

Bệnh viện Đa khoa Gia Lai hiện có 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, hầu hết đều là người nghèo, khó khăn. Ảnh: Như Nguyện

Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng để lập ra các phương án giáo dục sức khỏe, xây dựng và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho các bệnh nhân suy thận mạn tính là vấn đề cần thiết. Nhằm giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân chạy thận nhân tạo từ đó có những tư vấn thích hợp giúp cải thiện dinh dưỡng cho đối tượng này, điều dưỡng Trần Thị Kim Chung đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc và đơn vị thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai”.

Theo điều dưỡng Chung, đa phần bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lai có tình trạng kinh tế nghèo, chủ yếu làm nghề nông, khi mắc bệnh khả năng lao động giảm, hàng tháng phải chi trả các chi phí khi lọc máu chu kỳ đã làm tăng thêm gánh nặng kinh tế đối với nhóm bệnh nhân này.

“Ngoài ra, những bệnh nhân lọc máu chu kỳ là những đối tượng suy dinh dưỡng cao nhất và thất thoát các chất dinh dưỡng trong quá trình chạy thận góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng. Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân chạy thận là hết sức cần thiết, từ đó hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng kịp thời cho nhóm bệnh nhân này bằng cách can thiệp truyền đạm, xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt ở nhóm bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Bên cạnh đó, đề xuất bệnh viện tổ chức các lớp tập huấn dinh dưỡng cho nhóm bệnh nhân này. Đồng thời rất cần có thêm các biện pháp hỗ trợ kinh tế, kết nối Phòng công tác xã hội bệnh viện để xin từ thiện, hỗ trợ chi phí lọc máu thường quy cho những bệnh nhân có điều kiện kinh tế khó khăn giúp giảm gánh nặng kinh tế xã hội cho các bệnh nhân”- điều dưỡng Chung cho biết.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lai được hỗ trợ suất ăn miễn phí từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Ảnh: Như Nguyện

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lai được hỗ trợ suất ăn miễn phí từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Ảnh: Như Nguyện

Thời gian qua, Phòng công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa Gia Lai đã vận động, kết nối được các Mạnh Thường Quân hỗ trợ, giúp đỡ kinh phí, thăm tặng quà bệnh nhân chạy thận nhân tạo nói riêng, các bệnh nhân nghèo đang điều tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nói chung giúp bệnh nhân có thêm điều kiện khám chữa bệnh.

Trong đó, qua xin phép Ban Giám đốc Bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Công Huấn (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đề xuất cho cải tạo khu bếp cũ để làm bếp ăn phục vụ bữa cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo, đồng thời sửa chữa làm nơi nghỉ ngơi cho bệnh nhân và người nhà. Từ tháng 6-2022, khu bếp cũ đã được cải tạo, sửa sang, có giường, nệm, quạt, có nơi nghỉ ngơi tránh mưa gió và có những bữa cơm ấm lòng duy trì đều đặn ngày 2 lần từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.

Chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã 6 năm nay, 3 lần/tuần, chị Blet (làng Nú 1, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) ở luôn tại Bệnh viện, ít khi về nhà. Chị Blet xúc động nói: “Gia đình mình thuộc diện hộ nghèo, khám-chữa bệnh nhờ vào bảo hiểm y tế nhưng một số thuốc phải mua ngoài nên rất khó khăn. May bệnh viện có chỗ ở, có hỗ trợ các suất ăn miễn phí nên giúp mình có thêm điều kiện khám chữa bệnh”.

Còn chị Rơ Châm Bhyuih (làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) chia sẻ: Tôi chạy thận hơn 1 năm nay, một tuần chạy thận 2 lần. Nhà nghèo, chồng con bận làm nên tôi ở lại bệnh viện luôn chứ không về nhà. Khi nào nhớ nhà thì về. Bệnh viện có bếp ăn từ thiện phục vụ bệnh nhân chạy thận. Các suất ăn nấu rất phù hợp cho người bệnh lại còn miễn phí nhờ đó tôi và mọi người an tâm điều trị bệnh.

Các suất ăn miễn phí được chế biến dinh dưỡng, phù hợp cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo nói riêng và người bệnh nói chung. Ảnh: Như Nguyện

Các suất ăn miễn phí được chế biến dinh dưỡng, phù hợp cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo nói riêng và người bệnh nói chung. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ Huấn thông tin: Hiện nay, bếp ăn cung cấp miễn phí khoảng 350 suất đến 400 suất ăn phục vụ bệnh nhân nghèo suy thận mạn tính và những bệnh nhân ung thư, bệnh hiểm nghèo. Do đối tượng ăn là bệnh nhân chạy thận nhân tạo và bệnh nhân ung thư, bệnh hiểm nghèo nên chúng tôi xây dựng thực đơn hàng tuần đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp cho người bệnh; thực hiện chế độ ăn nhạt, tránh nhiều dầu mỡ; không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối… Ngoài ra, định kỳ còn tặng thêm sữa, thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.