Cái gọi là Tây Sa, Nam Sa và sự rình rập của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa”, “quận Nam Sa” tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”, cũng như việc đặt tên cho các đảo và thực thể ở Biển Đông là cố tình thực hiện bằng được tham vọng từ lâu. Họ rình rập đưa ra các biện pháp cụ thể theo từng thời điểm, bất chấp luật pháp quốc tế.

Ông Lê Việt Trường (ảnh IT).
Ông Lê Việt Trường (ảnh IT).



Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “quận Tây Sa”, “quận Nam Sa” và đặt tên cho các đảo, thực thể ở Biển Đông phương hại đến chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong bối cảnh hiện nay, theo ông điều này thể hiện dã tâm của Trung Quốc thế nào?

- Đây là bước đi có chủ đích của phía Trung Quốc, họ đưa ra quyết định thành lập đơn vị hành chính và đặt tên cho các đảo, thực thể ở Biển Đông, đây là hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp lý lẽ, thể hiện rõ dã tâm tham vọng của Trung Quốc hết sức lớn. Họ đã tính toán bước đi, họ có hành động đúng vào lúc cả thế giới đang gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19, nhất là các nước lớn có tiếng nói mạnh mẽ như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU đang phải căng sức chống dịch.

Về mặt chính trị, hiện nước Mỹ cũng bước vào cuộc tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ tới. Hiện nay các nước đang đặt ưu tiên hàng đầu là chống đại dịch Covid -19, sau chống dịch các nước lại phải bước vào chống kinh tế suy thoái, khôi phục sản xuất. Có thể nói Trung Quốc nắm rõ tình hình đó nên họ cho rằng hành động vào lúc này là quốc tế sẽ phản ứng không mạnh. Hành động của họ nhằm tạo ra sự đã rồi. Đây là đòn thẩm hiểm của Trung Quốc.

Việc làm của Trung Quốc tiếp tục thể hiện tham vọng từ lâu về vấn đề Biển Đông, họ cố tình thực hiện bằng được. Tham vọng của họ xuyên suốt, không có gì thay đổi, họ rình rập đưa ra các biện pháp cụ thể vào lúc nào mà họ cho là phù hợp. Họ tìm cách gây căng thẳng ở cường độ thấp, hành động lấn chiếm thì kiên quyết và liên tục.

Chúng ta đã kịp thời lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh trên cơ sở tìm các cơ chế giải quyết tranh chấp thế giới để thực hiện các bước tiếp theo, nếu không họ sẽ thừa cơ lấn tới.


 

 Tàu Hải cảnh số hiệu 46102 Trung Quốc rượt đuổi tàu Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam). Ảnh: Đình Thiên
Tàu Hải cảnh số hiệu 46102 Trung Quốc rượt đuổi tàu Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam). Ảnh: Đình Thiên



Mới đây phía Trung Quốc cũng có những phát biểu mang tính đe dọa, với bối cảnh quốc tế hiện nay ông có nghĩ Trung Quốc sẽ có hành động phiêu lưu hơn, thậm chí dùng cả vũ lực để đạt mục đích?

- Khả năng họ sử dụng vũ lực là điều không loại trừ, nhưng tôi nghĩ khó có thể xảy ra. Vì sao? Vì chiến lược biển của Trung Quốc đã được xác định rõ, còn phương thức để thực hiện chiến lược đó thì họ theo cách là tạo ra xung đột ở cường độ thấp, nghĩa là kiểu dùng tàu lớn đâm, va tàu nhỏ của nước khác, xịt vòi rồng vào tàu nước khác, không để xảy ra chiến tranh, tiến hành từng bước gặm nhấm.

Trên thực tế họ đã thực hiện, họ sử dụng những đội tàu đánh cá mang tính dân binh nhưng thực ra là tàu trá hình, họ phát triển loại hình này rất mạnh. Báo cáo của Lầu Năm Góc (Mỹ) từng chỉ rõ: Lực lượng dân quân biển "đóng vai trò lớn trong những hoạt động cưỡng ép để đạt các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần chiến đấu". Đây là lực lượng giấu mặt rất nguy hiểm của Trung Quốc.

Sau đại dịch Covid -19, khi kinh tế phát triển trở lại, có thể họ thực hiện bước đại khai phá Biển Đông, họ dùng sức mạnh dân sự, có sự hậu thuẫn của quân sự. Phương thức này giống như hình ảnh con voi đi vào bãi mía, đi tới đâu mía đổ rạp tới đó.

Mặc dù cũng đang phải đối phó với đại dịch Covid-19 nhưng Mỹ vẫn có sự quan tâm lớn tới tình hình Biển Đông. Mới đây Mỹ đã điều hai tàu chiến ra Biển Đông, nghi áp sát tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đang hoạt động, phản ứng của Mỹ như vậy cho thấy không phải Trung Quốc muốn có hành động gì cũng được, thưa ông?

- Đúng như vậy. Vấn đề Biển Đông không chỉ có liên quan tới quyền và lợi ích chiến lược của các quốc gia trong khu vực mà đây còn là bộ phận cấu thành biển quốc tế nên các quốc gia khác cũng có quyền lợi có thể gián tiếp, có thể trực tiếp.

Phản ứng của Mỹ có tác động nhất định để Trung Quốc thấy rằng, khi động chạm tới lợi ích chiến lược của các quốc gia khác trên Biển Đông sẽ vấp phải sự phản ứng không chỉ có quốc gia có liên quan trực tiếp mà còn các nước khác. Đối với các cường quốc thì Biển Đông cũng là một “miếng ghép” trên bản đồ chiến lược toàn cầu của họ. Chính vì thế Trung Quốc muốn có hành động cũng phải dè chừng.

Phản ứng của phía Mỹ mang tính tích cực theo hướng để duy trì cục diện chung, cân bằng về mặt quyền lực trong khu vực, đảm bảo tự do hàng hải.

Xin cảm ơn ông!


 

http://danviet.vn/tin-tuc/cai-goi-la-tay-sa-nam-sa-va-su-rinh-rap-cua-trung-quoc-o-bien-dong-1082149.html
 

Theo Lương Kết (thực hiện/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.