Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường mới nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chăm sóc sức khỏe tốt dẫn đến việc điều trị được tốt hơn, trị liệu tốt hơn và chăm sóc an toàn hơn.
Bộ theo dõi đường cấp tốc. Ảnh: ShutterStock
Bộ theo dõi đường cấp tốc. Ảnh: ShutterStock
Trong trường hợp bệnh tiểu đường, nhiệm vụ này có thể giúp đạt được sự kiểm soát đường huyết nhiều hơn, ít bị hạ đường huyết và cuối cùng là tìm ra cách chữa trị.
Một số trong những phát triển mang tính cách mạng bao gồm sự khởi đầu của việc áp dụng kỹ thuật số, theo dõi glucose liên tục và tuyến tụy nhân tạo.
Sau đây là những phương pháp mới nhất về điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường trong chế độ ăn uống, tập thể dục, theo dõi lượng đường trong máu, thuốc và liệu pháp insulin, theo Health 24.
1. Chế độ ăn uống
Ai cũng biết chế độ ăn uống đóng một phần rất lớn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1 và giảm thiểu sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2. Chế độ ăn mới nhất, có hiệu quả ở bệnh nhân tiểu đường là chế độ ăn "keto", gồm nhiều thực phẩm giàu chất béo, đạm vừa phải và rất ít carbohydrate, theo Health 24.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn này có thể có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và giúp ổn định đường huyết.
2. Tập thể dục
Tập thể dục là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất có thể giúp kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường, theo Đại học Y Harvard (Mỹ).
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tập luyện sức đề kháng và tập thể dục nhịp điệu đều giúp giảm tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi trước đây ít vận động, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Kết hợp cả hai bài tập cho kết quả tốt hơn, theo Health 24.
3. Theo dõi lượng đường trong máu
Những phát triển mới nhất trong việc theo dõi đường là bộ theo dõi đường cấp tốc (FGM). Việc theo dõi cấp tốc liên tục nồng độ glucose trong dịch mô tế bào thông qua một cảm biến dán vào sau cánh tay. Ví dụ bộ theo dõi đường cấp tốc có tên FreeStyle Libre, có thể giải phóng bệnh nhân khỏi những rắc rối của máy đo đường huyết ngón tay truyền thống, theo Health 24.
4. Thuốc
Vào tháng 11.2016, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc mang tên Soliqua 100/33 - gồm 2 hoạt chất insulin glargine và lixisenatide.
Insulin glargine tác động nhanh hơn và kéo dài hơn so với insulin thông thường. lixisenatide kích thích giải phóng insulin khi nồng động đường ở mức quá cao.
Một loại thuốc kết hợp cả hai hoạt chất nghĩa là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 chỉ cần một mũi tiêm thay vì hai loại thuốc, thuận tiện hơn rất nhiều cho bệnh nhân tiểu đường. Soliqua 100/33 có thể được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.
5. Liệu pháp insulin
Liệu pháp insulin là một phần quan trọng trong điều trị cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và đối với một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Insulin thường được tiêm vào lớp mỡ dưới da thông qua ống tiêm, bút insulin hoặc bơm insulin để duy trì lượng đường trong máu. Một số bút insulin mới đã được phát triển trong năm nay, kể cả loại bút mới Novo Nordisk.
Những cây bút này có thể được kết nối với hệ thống theo dõi đường liên tục CGM và theo dõi đường cấp tốc Flash, ví dụ bộ FreeStyle Libre và ứng dụng đi kèm FreeStyle LibreLink, để cung cấp cho người dùng liều lượng insulin chính xác và lịch sử tiêm, kể cả liều lượng và thời gian tiêm của liều cuối cùng trong khi lưu lại dữ liệu của 800 liều gần nhất, theo Health 24.
Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với việc điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.