Các địa phương phải hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 trước ngày 15-8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 14-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã có văn bản hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố được phân bổ vaccine đợt 3 chỉ đạo việc huy động lực lượng y tế và các lực lượng khác như công an, quân đội… tham gia hỗ trợ tổ chức tiêm ngay vaccine Covid-19 trên địa bàn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, đây là nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện ngay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, Bộ Y tế đề nghị các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai ngay và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện. Theo Bộ Y tế, đến nay tất cả các địa phương, đơn vị đã tiếp nhận vaccine Covid-19. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tổ chức triển khai ngay khi nhận được vaccine và hoàn thành tiêm vaccine trước ngày 15-8. Trường hợp không triển khai kịp thời thì điều chuyển vaccine cho các đơn vị, địa phương khác và báo cáo Bộ Y tế.

Cùng ngày, làm rõ hơn hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa dịch bệnh sau khi được tiêm vaccin Covid-19, TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. Cụ thể, sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng thì vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60% - 90% tùy theo loại vaccine. Theo TS Phạm Quang Thái, dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng đây vẫn là “vũ khí” hữu hiệu giúp phòng ngừa Covid-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng. Nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, những người đã khỏi Covid-19 có tỷ lệ miễn dịch vô cùng thấp. Đó là do virus SARS-CoV-2 có những protein gây cản trở việc sinh kháng thể. Vì vậy, dù nhiễm bệnh rồi nhưng cơ thể có tạo ra kháng thể hay không là chưa chắc chắn.

Trong khi đó, nghiên cứu tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương gần đây lại cho thấy tình hình rất khả quan đối với những người tiêm vaccine Covid-19. Chỉ sau khi tiêm mũi thứ nhất 1 tháng, 90% số người tiêm đã sinh kháng thể. Kết quả này chỉ ra vaccine Covid-19 đã có hiệu quả bảo vệ mặc dù có thể chưa đủ mạnh. Đây là lý do chúng ta phải tiêm mũi 2 để đạt hiệu quả cao nhất.

Theo MINH KHANG (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).